- Kiểm tra giám sát các hoạt động
8 Cty CP Chế biến và DV thủy sản Cát Hải 4 triệu lít
3.3.3.2. Sử dụng và huy động các nguồn lực cho phát triển đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản
nuôi trồng và chế biến thủy sản
Trong giai đoạn 2005 - 2014, thành phố đã phê duyệt 06 dự án nuôi trồng thủy sản, 05 dự án cảng cá, khu dịch vụ hậu cần và khu tránh trú bão cho tàu thuyền, 01 dự án đóng mới tàu kiểm ngư. Trong đó, có 05 dự án đã cơ bản hoàn thành đưa vào sản xuất, 05 dự án đang thực hiện, 02 dự án tạm dừng đầu tư.
Tổng mức đầu tư đã phê duyệt cho các dự án giai đoạn 2005 - 2014 là 734.956 triệu đồng; trong đó vốn ngân sách: 633.102 triệu đồng; vốn vay, vốn tự có và huy động: 101.854 triệu đồng. Cụ thể: đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản là 164.992 triệu đồng, trong đó ngân sách 63.138 triệu đồng, vốn vay và huy động 101.854 triệu đồng; đầu tư hạ tầng dịch vụ thủy sản, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão từ nguồn vốn ngân sách 551.680 triệu đồng; đầu tư cơ sở hạ tầng lĩnh vực giống thuỷ sản từ nguồn ngân sách: 10.729 triệu đồng. Năm 2014, tổng vốn đầu tư tồn ngành nơng nghiệp thành
phố khoảng 982,4 tỷ đồng, chiếm 2,45% tổng vốn đầu tư toàn thành phố. Trong đó, vốn đầu tư cho ngành thủy sản khoảng 50 tỷ đồng chiếm 5,08% tổng vốn đầu tư tồn ngành nơng nghiệp, như vậy đầu tư cho thủy sản chưa tương xứng so với sự phát triển của ngành [115]. Chất lượng các dự án đầu tư cịn nhiều hạn chế, nhiều dự án ni tơm công nghiệp đã quy hoạch, đầu tư nhưng bị thu hồi cho các mục đích phát triển kinh tế khác của thành phố, đây là bài học cho việc lập dự án quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản.
Bảng 3.17: Vốn đầu tƣ trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2014
Đơn vị: Tỷ đồng Hạng mục 2005 2010 2011 2012 2014 Toàn thành phố 12.705, 5 31.653, 6 35.500, 9 37.930, 2 45.171,4 Tổng tỷ trọng % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Thủy sản 134,6 383,7 466,7 512,7 50 Tỷ trọng so với thành phố% 1,06 1,21 1,31 1,35 0,11
Tỷ trọng so với nông, lâm và
thủy sản 39,01 38,49 33,35 39,40 5,38
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2015[35]
Lao động trong ngành thủy sản
Theo thống kê thành phố, năm 2014 tồn ngành thủy sản có khoảng 85,256 nghìn lao động, tăng 10,4% so với năm 2005, bình quân giai đoạn 2005 - 2014 tăng 1,11%/năm. Trong đó, lao động lĩnh vực ni trồng thủy sản chiếm 80,89%, lao động khai thác thủy sản chiếm 16,16% và lao động chế biến, dịch vụ thủy sản chiếm 2,93%. Lao động lĩnh vực khai thác thủy sản có xu hướng giữ ổn định, mặc dù số tàu giảm; số lao động khai thác gần bờ chuyển sang khai thác xa bờ, giảm đáng kể áp lực khai thác vào nguồn lợi thủy sản ven bờ.
Bảng 3.18: Lao động thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2014 Đơn vị: Người TT Hạng mục 2005 2010 2014 TĐTBQ (%/năm) 1 Lao động NTTS 61.947 66.812 68.972 1,2% 2 Lao động KTTS 13.669 13.959 13.784 0,09% 3 Lao động CB&DVTS 1.555 2.182 2.500 5,42% Toàn thành phố 77.171 82.953 85.256 1,11%
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2010, 2015[30;35]
Lao động KTTS thành phố trong giai đoạn 2005 - 2014 có xu hướng ổn định, từ 13,66 nghìn người năm 2005 tăng nhẹ lên 13,78 nghìn người năm 2014, bình quân tăng 0,09%/năm, xu hướng giảm chủ yếu lao động đánh cá gần bờ, lao động đánh cá xa bờ tăng lên. Điều đó cho thấy, hướng vươn khơi đã được chú trọng phát triển trong thời gian qua, thu hút số lượng ngư dân ngày càng tăng. Lực lượng lao động này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc khẳng định chủ quyền biển, đảo của tổ quốc, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Sự xuất hiện của các ngư dân trên vùng biển không chỉ giúp cho hoạt động khai thác thủy sản phát triển mà chính là giúp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của tổ quốc.
Theo số liệu thống kê năm 2014, tổng số hộ nuôi trồng thủy sản đạt 58,9 nghìn hộ, trong đó số hộ chun thủy sản khoảng 14,3 nghìn hộ, với tổng số lao động tham gia ni trồng thủy sản khoảng 68,97 nghìn người, trong đó lao động chuyên thủy sản khoảng 18,21 nghìn người [34]. Lực lượng lao động tham gia ni trồng thủy sản chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và chỉ thuê lao động thời vụ vào những lúc cải tạo ao, thu hoạch. Lực lượng lao động này trong giai đoạn qua thường xuyên được phổ biến tuyên truyền hướng dẫn những công nghệ, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Do đó, trình độ lao
động ngày càng được nâng cao, đã tiếp thu được công nghệ, kiến thức khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Năm 2014, tồn thành phố có khoảng trên 2,5 nghìn lao động trong lĩnh vực chế biến và dịch vụ thủy sản, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2005, và chiếm khoảng 2,93% tổng số lao động toàn ngành thủy sản của thành phố [115]. Đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng lao động nhanh nhất trong lĩnh vực thủy sản, chủ yếu chuyển dịch lao động từ lĩnh vực khai thác thủy sản ven bờ sang làm các dịch vụ chế biến khác.
Ngành thủy sản của thành phố đã giải quyết một lượng việc làm không nhỏ cho thành phố. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng nguồn nhân lực thủy sản còn tồn tại nhiều yếu kém, hạn chế. Tỷ lệ lao động thủy sản qua đào tạo, tập huấn chiếm 35%, đa số làm bằng kinh nghiệm, hoặc tự người dân truyền đạt cho nhau, đây cũng là đặc thù chung của lao động nghề cá ở Việt Nam. Do đó, để nâng cao chất lượng của ngành thủy sản nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh tế biển của thành phố nói chung, cần có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực ngành thủy sản thành phố.