Nhóm nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 34 - 36)

2.3. Phát triển dịch vụ ngânhàng điệntử

2.3.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài

Cơ sở pháp lý

Công nghệ thơng tin làm đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ nhưng cũng làm cho vấn đề về an ninh, bảo mật thông tin và bảo vệ người tiêu dùng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Tội phạm thơng tin và các hành vi bất chính khơng chỉ dừng lại ở mức độ thông thường mà trở nên tinh vi và rất khó kiểm sốt. Điều này địi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.

Ngân hàng điện tử với việc sử dụng cơng nghệ mới địi hỏi khn khổ pháp lý mới. Các dịch vụ của ngân hàng điện tử chỉ có thể triển khai hiệu quả và an tồn khi chúng được công nhận về mặt pháp lý. Các quy định khung có ảnh hưởng tới các thành viên tham gia dịch vụ từ đó quyết định sự phát triển nhanh và đúng hướng của dịch vụ này. Nhà nước cần phải bảo vệ pháp lý đối với các thanh toán điện tử, mạng thơng tin thể hiện trong các chính sách, đạo luật cụ thể phản ánh trong toàn bộ chỉnh thể của hệ thống pháp luật.

Là một phần của thương mại điện tử, phát triển thương mại điện tử chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chính sách phát triển thương mại điện tử của chính phủ. Những chính sách như đào tạo, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về TMĐT, đầu tư phát triển công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, phát triển mơi trường ngành…sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của TMĐT. Như vậy chính sách TMĐT tốt sẽ thúc đẩy TMĐT nói chung phát triển và thúc đẩy dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển nói riêng.

Hạ tầng công nghệ quốc gia

Với đặc thù công nghệ của kênh phân phối điện tử, chất lượng cũng như khả năng cung ứng dịch vụ NHDT phụ thuộc rất nhiều vào hạ tầng công nghệ quốc gia. Hạ tầng công nghệ quốc gia bao gồm hạ tầng công nghệ thông tin và hạ tầng viễn thơng, truyền thơng. Vì vậy chỉ có thể phát triển ngân hàng điện tử khi có hạ tầng cơng nghệ thơng tin vững chắc. Hệ thống mạng và đường truyền tốt sẽ mở ra cơ hội để phát triển dịch vụ NHDT cả về số lượng và về chất lượng.

Thói quen sử dụng và văn hóa người tiêu dùng

Có thể nói văn hóa sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của dịch vụ NHDT. Thói quen này xuất phát từ sự tiện lợi của tiền mặt của cuộc sống xã hội đang phát triển khi mà các nhà cung cấp bán lẻ, hộ kinh doanh cá thể,… vẫn thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt. Điểm chấp nhận thẻ chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong nền kinh tế. Hơn nữa, định kiến cho rằng giao dịch bằng tiền mặt an toàn hơn vẫn tồn tại trong đại đa số người dân. Điều này làm kìm hãm sự phát triển của dịch vụ NHDT.

Với đặc thù công nghệ của sản phẩm dịch vụ NHDT, khả năng tiếp nhận dịch vụ NHDT tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ và do vậy ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ NHDT. Khả năng tiếp nhận dịch vụ lại xuất phát từ trình độ văn hóa, độ tuổi, thu nhập, giới tính,… của người tiêu dùng.

Như vậy, tâm lý và văn hóa người tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của dịch vụ NHDT.

Nhận thức và hiểu biết ngân hàng điện tử

Mối quan hệ giữa trình độ nhận thức vai trị của ngân hàng điện tử với việc quyết định sẽ sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử này được khẳng định trong các nghiên cứu của Barker và Sekerkaya (1992), Canner và Luckett (1992). Các tác giả cho rằng, khi người dân có nhận thức và hiểu biết nhất định về vai trị của cơng nghệ mới nói chung và vai trị của ngân hàng điện tử trong giao dịch nói riêng sẽ dễ dàng ra quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử này. Sự hiểu biết của đông đảo khách hàng về các dịch vụ ngân hàng điện tử và ích lợi của dịch vụ này là rất cần thiết. Do đó, ngân hàng cần tạo sự biết đến và cho khách hàng thấy được tính

ưu việt của dịch vụ này bằng việc tăng cường hoạt động tiếp thị mạnh mẽ. Cụ thể như tiếp cận được các đối tượng là nhân viên tại các doanh nghiệp, học sinh, sinh viên, những đối tượng rất nhạy bén trong việc nhận thức và tiếp cận những loại hình cơng nghệ mới để thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ này và nhanh chóng chiếm lấy thị phần khi mà các ngân hàng khác còn chưa kịp triển khai.

Một yếu tố quan trọng giúp cho việc nhận thức vai trò của các dịch vụ ngân hàng điện tử là trình độ của người sử dụng. Đây là một sản phẩm công nghệ hiện đại, địi hỏi người sử dụng phải có trình độ nhất định mới có thể sử dụng dịch vụ này được. Ngoàira,độ tuổi của khách hàng cũng ảnhhưởngđến việc sử dụng ngân hàng điện tử như những người lớn tuổi thường ít chấp nhận rủi ro và ít dùng dịch vụ ngân hàng điện tử (Barker và Sekerkaya, 1993). Trong khi đó, những người trong độ tuổi từ 18 đến 45 rất dễ dàng chấp nhận dùng dịch vụ này như mở tài khoản bởi vì ở độ tuổi này, họ khá “nhạy” đối với những sử thay đổi của cơng nghệ mới và năng động trong việc tìm kiếm những ứng dụng mới phục vụ cho cuộc sống của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 34 - 36)