Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngânhàng điệntử ở các ngânhàng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 40 - 42)

Sự cạnh tranh về dịch vụ NHDT giữa các ngân hàng tại Việt Nam ngày càng khốc liệt. Các ngân hàng online như xem tỉ giá, lãi suất, số dư tài khoản, liệt kê các

giao dịch phát sinh, thanh toán chuyển khoản… được các ngân hàng giới thiệu rầm rộ. Những dịch vụ NHDT thơng qua tiện ích của Internet banking, mobile banking, home banking với các cam kết An ninh, bảo mật và tiện lợi được các ngân hàng xem như là lợi thế cạnh tranh của mình.

Ở Việt Nam hiện nay, NHDT chỉ phát triển mạnh ở Ngân hàng ACB và Vietcombank, Đơng Á, Techcombank cịn một số Ngân hàng đang trong giai đoạn phát triển là Sacombank, BIDV, SCB, chủ yếu các Ngân hàng vẫn phát triển theo kiểu giao dịch truyền thống. Sau đây là bảng so sánh giữa các sản phẩm của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu so với các Ngân hàng mạnh về E-banking.

2.4.2.1. Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Á Châu

Ra đời khi nền kinh tế đang cịn nhiều khó khăn và biến động, chính sách kinh tế, tài chính vĩ mơ chưa hồn thiện, thiếu đồng bộ và còn chứa đựng nhiều rủi ro cho hoạt động ngân hàng, ngân hàng TMCP Á Châu (ra đời năm 1993) đã phải nỗ lực rất nhiều. Nhận thức được sự tiện lợi, hữu ích cũng như xu hướng phát triển dịch vụ NHDT, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã đưa vào sử dụng dịch vụ NHDT với nhiều lợi ích và thuận tiện cho khách hàng từ sớm (năm 2003). ACB cung cấp đa dạng các dịch vụ Home banking, Internet banking, Mobile banking, thẻ thanh toán…

Nhằm đảm bảo sự giao dịch thuận tiện và chất lượng tốt, vừa an toàn cho hoạt động của Ngân hàng, vừa có thể xử lý được các giao dịch của NHDT, ACB đã bố trí hai máy chủ liên kết chạy song song với nhau. Các giao dịch trên web sẽ được xử lý tại Server NHDT, định kỳ sẽ được cập nhật sang Server ngân hàng lõi (core banking) và ngược lại. Ứng dụng core-banking hiện nay đang triển khai rất tốt, phục vụ cho việc giao dịch, quản lý cơ sở dữ liệu của khách hàng, hoạt động của các sản phẩm e-banking, sàn giao dịch vàng. ACB đã chính thức ký hợp đồng “ứng dụng chứng chỉ số trong giao dịch NHDT” với Công ty phần mềm và truyền thông VASC - nhà cung cấp chứng thực số (Certification Authorities - CA) nhằm đảm bảo ba vấn đề cơ bản: chứng thực nguyên gốc dữ liệu, chống xem trộm, và toàn vẹn dữ liệu. Mạng riêng ảo (VPN – Virtual Private Network) là một mạng riêng được xây dựng trên một nền tảng hạ tầng mạng công cộng như mạng Internet, sử dụng cho

việc truyền thông riêng tư được ACB đầu tư. Khách hàng sử dụng có thể thực hiện các công việc như đang ngồi ở cơng ty thay vì đến Ngân hàng. Mọi dữ liệu, gói truyền thông chuyển đi đều được mã hố đảm bảo an tồn nhất.

Nhìn chung, hiện nay dịch vụ Home-banking tại ACB được phát triển mạnh nhất so với các ngân hàng có triển khai dịch vụ NHDT. Ngồi ra, dịch vụ NHDT của ACB cũng rất đa dạng và phong phú so với các NHTM khác. Tuy nhiên, vẫn có một số dịch vụ tính năng cịn hạn chế (Mobile- banking, Internet-banking). Vì vậy, nếu ACB đầu tư nhiều hơn nữa và ngày càng phát triển nhiều tính năng của các dịch vụ hơn nữa thì ACB sẽ là Ngân hàng hàng đầu về E-banking lớn nhất hiện nay tại Việt Nam.

2.4.2.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Trước năm 2000, việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam ở mức thấp, chưa đồng bộ. Nhưng ngay từ thời điểm này, VCB đã xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (core banking) và đưa vào hệ thống năm 2001. Khi đã có hệ thống xử lý tập trung kết nối với toàn bộ chi nhánh, VCB đã cho khai trương hệ thống NHDT (2002). Có thể nói, VCB là ngân hàng đầu tiên đưa ra dịch vụ NHDT.

Với chiến lược phát triển thành ngân hàng đa năng, VCB chú trọng đến các sản phẩm dựa trên công nghệ. Chiến lược này đảm bảo phục vụ tốt hơn cho thị trường nội địa 90 triệu dân, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

VCB đầu tư cơng nghệ và có hệ thống mang tính bảo mật cao. VCB cũng có chính sách miễn phí đăng ký cũng như sử dụng dịch vụ IB nhằm thực hiện chiến lược dài hạn cho việc phát triển NHDT cũng như nhờ chuyển sang dịch vụ NHDT, VCB có thể cắt giảm chi phí giấy tờ, thuê nhân viên và mặt bằng văn phòng so với giao dịch tại quầy.

2.4.3. Các bài học kinh nghiệm về phát triển kinh doanh dịch vụ Ngân hàng điện tử cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)