Tổng quan về Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45 - 50)

- Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam

- Tên viết tắt: BIDV

- Mã giao dịch SWIFFT:BIDVVNVX

- Vốn điều lệ: 34.187.153.340.000 VND (31/12/2015)

- Địa chỉ trụ sở chính: Tháp BIDV, số 35 Hàng Vơi, Quận Hồn Kiếm, TP Hà Nội - Chủ tịch Hội đồng quản trị: Trần Bắc Hà - Tổng Giám đốc: Phan Đức Tú - Website: www.bidv.com.vn - Mã số doanh nghiệp: 0100150619 - Mã cổ phiếu: BID Quá trình hình thành và phát triển:

- Ngân hàng được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính.

- Ngày 24/06/1981 Đổi tên thành Ngân hàng Ðầu tư và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Ngày 18/11/1994 Đổi tên thành Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Từ tháng 12/1994 chuyển đổi mơ hình hoạt động theo mơ hình Ngân hàng Thương mại.

- Ngày 01/05/2012 Thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Ngày 24/01/2014 Chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngày 23/05/2015 Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu long (MHB) được sáp nhập vào hệ thống BIDV.

3.1.2. Ngành nghề kinh doanh chính:

Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích. Cung cấp các dịch vụ : Cấp tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảolãnh, phát hành thẻ tín dụng…); dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu); dịch vụ tài trợ thương mại; dịch vụ thanh toán (thanh toán trong nước, quốc tế); dịch vụ tài khoản; dịch vụ thẻ ngân hàng; các dịch vụ khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

Chứng khốn: cung cấp đa dạng các dịch vụ mơi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên tồn quốc.

Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trị chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC), Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…

3.1.3. Mạng lưới

BIDV đã phát triển mạng lưới truyền thống và hiện đại rộng khắp, phủ kín 63 Tỉnh/Thành phố trên cả nước với tổng số điểm mạng lưới đến 31/12/2015 gồm 01 Trụ sở chính, 182 chi nhánh, 799 phịng giao dịch, 02 đơn vị trực thuộc (Trường Đào tạo Cán bộ BIDV, Trung tâm Công nghệ Thông tin), 02 Văn phịng Đại diện tại Việt Nam (TP.Hồ Chí Minh và TP.Đà Nẵng), 06 Văn phịng Đại diện tại nước ngồi (Campuchia, Myanmar, Lào, Séc, Đài loan, liên Bang Nga), 04 Công ty con (Công ty cổ phần chứng khốn BIDV - BSC, Tổng cơng ty Bảo hiểm BIDV - BIC, Cơng ty Cho th tài chính TNHH Một thành viên BIDV - BlC, Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản BIDV-BAMC). Mạng lưới rộng khắp giúp BIDV tiếp cận một số lượng lớn khách hàng trên toàn quốc, cung cấp dịch vụ đa dạng cho

nhiều đối tượng khách hàng từ cá nhân, hộ gia đình đến các loại hình tổ chức, doanh nghiệp.

3.1.4. Nhân s

Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2015, BIDV có tổng số 23.854 nhân viên, trong đó có trình độ đại học trở lên chiếm 89,2%, trình độ cao đẳng chiếm 2,8%, và 8% có bằng trung cấp hoặc các bằng khác. Cán bộ có kinh nghiệm cơng tác tại BIDV từ 03 năm trở lên chiếm tỷ trọng 68,92%, trong đó từ trên 03 năm – 05 năm chiếm tỷ lệ 10,63%; từ trên 05 năm – 10 năm chiếm tỷ lệ 27,44%; trên 10 năm chiến tỷ lệ 30,85%. BIDV nhận thức được rằng nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và thành cơng của tổ chức. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của BIDV là phải xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ nhân viên đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của hệ thống.

Mơ hình hệ thống, và sơ đồ quản lý của BIDV được trình bày ở phụ lục 2 của bài nghiên cứu.

3.1.5. Đánh giá tính hình hoạt động kinh doanh.

3.1.5.1. Các chỉ tiêu quy mô, chất lượng, hiệu quả.

Trong sự khởi sắc chung của cả nước và ngành ngân hàng, với vai trò, vị thế của Định chế tài chính hàng đầu ln song hành cùng với phát triển kinh tế đất nước, sự lớn mạnh của ngành ngân hàng, đồng hành cùng khách hàng, trong năm 2015 BIDV đã có q trình đổi mới tồn diện với những dấu ấn đậm nét: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2015, nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược, tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015; Sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu long (MHB) với dấu mốc kỷ lục chỉ sau 55 ngày; Thành lập hiện diện thương mại tại Myanmar, Đài loan, liên Bang Nga; Nền khách hàng đạt gần 8 triệu khách hàng; Mạng lưới hoạt động rộng khắp với gần 1.000 chi nhánh và phòng giao dịch. Năm 2015 là năm thứ 20 liên tiếp BIDV thực hiện kiểm toán quốc tế, là năm thứ 10 liên tiếp được tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s và năm thứ 6 được Standard and Poor’s định hạng. Các kết quả cho thấy hoạt động của BIDV công khai, minh bạch, được đánh giá có triển vọng ổn định, nằm trong nhóm

ngân hàng có bậc xếp hạng tín nhiệm cao nhất Việt Nam; được Forbes bình chọn là một trong 2.000 doanh nghiệp, 600 ngân hàng lớn nhất thế giới.

Tổng tài sản tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây, là ngân hàng TMCP có quy mơ dẫn đầu thị trường, đạt 850,670 tỷ đồng tăng 30.8% so với năm 2014, trong đó tăng gần 6% là do sát nhập MHB.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 7,473 tỷ đồng tăng 18.67% so với năm trước. ROA đạt 0.79%; ROE đạt 15.5%; trích đủ DPRR theo quy định, tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến ở mức 8.5%. Đảm bảo các chỉ tiêu an toàn thanh khoản, giới hạn đầu tư theo quy định của NHNN, hệ số CAR đạt trên 9%.

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu tài chính của BIDV giai đoạn 2012 - 2015

Đơn vị tính: %, tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Tổng tài sản 484,785 548,386 650,340 850,670 2 Vốn chủ sở hữu 26,494 32,040 33,271 42,335 3 Tỷ lệ nợ xấu 2,90% 2.37% 2.03% 1.68% 4 Tổng thu nhập từ các hoạt động 16.677 19,164 21,907 24,712 5 Chi phí hoạt động 6,765 7,391 8,624 11,087 6 Chi phí DPRR 5,587 6,483 6,986 5,676

7 Lợi nhuận trước thuế 4,325 5,290 6,297 7,473

8 Lợi nhuận sau thuế 3,265 4,051 4,986 6,377

9 ROA 0.67% 0.74% 0.77% 0.75%

10 ROE 12.32% 12.64% 14.99% 15.06%

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2012 - 2015)

3.1.5.2. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh cụ thể.

Hoạt động huy động vốn: Nguồn vốn huy động tăng trưởng cao so với toàn ngành, đảm bảo cân đối an toàn thanh khoản gắn với tối ưu hiệu quả kinh doanh. Năm 2015 nguồn vốn huy động từ tổ chức, dân cư đạt 658.701 tỷ đồng. Tốc độ tăng trường bình quân trong 5 năm gần đây đạt 20%/năm (giai đoạn 2011 – 2015), khẳng định vị trí dẫn đầu thị trường về quy mơ và tỷ trọng tiền gửi dân cư.

Hoạt động tín dụng: Tăng trưởng tín dụng đi đơi với an tồn và kiểm sốt

chất lượng, hướng nguồn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ, NHNN, mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế và xã hội: Dư nợ tín dụng đạt 622.556 tỷ, tăng trưởng 34% so với năm trước. Bên cạnh đó, trong 5 năm qua BIDV đã chủ động 22 lần giảm lãi suất cho vay tiếp tục là đơn vị tiên phong trong thực thi chính sách tiền tệ với những chương trình hành động thiết thực và có hiệu quả cao, góp phần phát triển cân đối vùng miền. Chất lượng tín dụng được kiểm sốt hướng theo thơng lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ nhóm 2 đều giảm so với năm trước, tương ứng là 1.68% và 2.93%.

Hoạt động đầu tư: Hoạt động đầu tư đem lại hiệu quả với danh mục đa dạng, tiên phong “mở đường” trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện. Đối với hoạt động đầu tư trong nước: Quy mô trong năm 2015 tăng trưởng 31% so với năm trước, chiếm 24% tổng tài sản. Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài: BIDV đã chủ động hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế với 06 hiện diện thương mại tại lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc, LB Nga, Đài loan, tăng cường hợp tác với các đối tác trên thế giới với việc thiết lập quan hệ trên 1,700 định chế tài chính lớn tại 122 quốc gia; đạt được những kết quả khích lệ trong quan hệ hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga...

Hoạt động dịch vụ: Thu dịch vụ ròng đạt 2,337 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng cao 30% so với năm trước. Nếu bao gồm thu dịch vụ bảo lãnh thì Thu dịch vụ ròng đạt 3,620 tỷ đồng, giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường. Nền khách hàng không ngừng được củng cố và mở rộng, đạt mốc gần 8 triệu khách hàng tương ứng khoảng 8% dân số. Cơ cấu thu dịch vụ chuyển dịch tích cực khi tiếp tục gia tăng đối với các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, sản phẩm ngân hàng hiện đại.

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả các hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV

Đơn vị tính: %, tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Nguồn vốn huy động từ tổ chức, dân cư 331,116 407,560 488,860 658,701 2 Cho vay khách hàng 339,924 391,035 445,693 598,434 3 Tổng thu nhập từ các hoạt động 15,414 19,164 21,907 24,712 Trong đó thu dịch vụ rịng 1,881 1,567 1,803 2,337

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2012 - 2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45 - 50)