Các bài học kinh nghiệm về phát triển kinh doanh dịch vụ Ngânhàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 42 - 45)

Cơng nghệ mới là chìa khóa then chốt cho việc phát triển NHDT, nâng cao hiệu quả kinh doanh, quản trị rủi ro và quản trị hệ thống. Qua đó, làm nền tảng cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ và tăng lợi thế cạnh tranh.

Một số ngân hàng khác như ACB, VCB đã làm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mình ngay từ lúc cơng nghệ ấy mới bắt đầu sử dụng cho dịch vụ NHDT tại Việt Nam. Thông qua thực hiện NHDT bằng việc đầu tư công nghệ và hệ thống bảo mật từ rất sớm, giúp cho ACB và VCB không những giữ chân khách hàng cũ mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm. Vì vậy, BIDV cần đảm bảo các nội lực và tận dụng những ngoại lực trên nền tảng công nghệ hiện đại, thì cần thiết phải tạo dựng một mơi trường đầy đủ cho sự phát triển công nghệ một cách an toàn, hiệu quả. Một số bài học rút ra như sau:

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghệ ngân hàng và các ứng dụng dịch vụ đi kèm.

- Công nghệ mới là con dao hai lưỡi làm rút ngắn thời gian giao dịch, tiện lợi... nhưng các vần đề an ninh, bảo mật, an tồn rất quan trọng. Vì vậy cần có biện pháp bảo đảm cho khách hàng sử dụng an toàn nhất. Các quốc gia hiện nay trên thế giới, đều đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ khách hàng trước những giao dịch được tiến hành bằng một sản phẩm công nghệ hiện đại hoặc truyền thống. Người ta đã ban hành các quy định pháp quy hồn chỉnh hay đang trong q trình hồn thiện để bảo vệ khách hàng một cách đầy đủ khi những sản phẩm công nghệ mới được phổ biến.

- Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện đại từ trung ương đến địa phương vững chắc để quản lý các dữ liệu một cách an toàn nhất cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Hoàn thiện vai trò của bên giám sát các hệ thống thanh toán của ngân hàng nhà nước.

- Tăng cường sự liên kết giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và các đối tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin như các công ty Vinaphone, Mobiphone, Viettel… Nhằm đảm bảo cho các ngân hàng các quy trình kỹ thuật hợp lý nhất. Có như vậy các ngân hàng mới có thể cạnh tranh được với các ngân hàng quốc tế đang ngày một gia tăng tại Việt Nam và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 2 đã nêu khái quát những khái niệm cơ bản cũng như các giai đoạn phát triển của Ngân hàng điện tử, đưa ra một bức tranh tổng quan về sự phát triển của Ngân hàng điện tử tại các NHTM Việt Nam. Với những tiện ích, ưu điểm của các sản phẩm Ngân hàng điện tử cho thấy việc phát triển dịch vụ này tại các NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay là tất yếu, phù hợp với thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện đại này cũng cần có sự hiểu biết, chấp nhận của khách hàng, đồng thời vấn đề về pháp lý và cơng nghệ cũng góp phần khơng kém trong việc triển khai thành công dịch vụ Ngân hàng điện tử. Chương 3 tiếp theo sẽ giới thiệu về BIDV và đánh giá thực trạng dịch vụ NHDT tại BIDV.

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆNTỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 3.1.1. Sự hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)