Các giải pháp với nguồn vốn đầu tư và an toàn bảo mật NHDT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 89 - 91)

5.2. Một số giải pháp và kiến nghị phát triển dịch vụ ngânhàng điệntử tại Ngân

5.2.1.1. Các giải pháp với nguồn vốn đầu tư và an toàn bảo mật NHDT

thì cần phải tác động mạnh vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển này bao gồm yếu tố mơi trường bên ngồi, yếu tố khách hàng và yếu tố đặc điểm ngân hàng. Cụ thể là các yếu tố bao gồm luật pháp Việt Nam, hạ tầng công nghệ, nhận thức hiểu biết, nguồn vốn đầu tư và an tồn bảo mật, nguồn nhân lực, chính sách tiếp thị và tiện ích sử dụng của dịch vụ NHDT.

Sau đây là một số gợi ý về nhóm kiến nghị và giải pháp cho việc phát triển NHDT của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

5.2.1. Nhóm giải pháp cho các yếu tố thuộc về ngân hàng

Đối với nhóm các yếu tố thuộc về ngân hàng liên quan nhiều đến chiến lược phát triển, tầm nhìn, định hướng và việc ra quyết định của ban lãnh đạo ngân hàng BIDV đối với việc phát triển ngân hàng điện tử này. Vì vậy, một số giải pháp cho việc phát triển NHDT cho ban lãnh đạo ngân hàng BIDV như sau:

5.2.1.1. Các giải pháp với nguồn vốn đầu tư và an toàn bảo mật NHDT NHDT

Việc đầu tư vào hạ tầng cơ sở, công nghệ hiện đại, bảo mật là vấn đề sống còn cho các ngân hàng điện tử đối với mỗi ngân hàng nói chung và ngân hàng BIDV nói riêng. Vì vậy, BIDV cần phải tập trung phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại đồng thời ứng dụng có hiệu quả trong ngân hàng. Cụ thể:

Ngân hàng điện tử của BIDV hiện nay có hạ tầng cơ sở ở mức khá tốt vì vậy ngân hàng cần phải tiếp tục duy trì và có kế hoạch phát triển ngân hàng điện tử một cách cụ thể, rõ ràng hơn như xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, nâng cấp mở rộng đường truyền với băng thông rộng, dung lượng lớn, tốc độ cao, mạnh để bảo đảm truyền tải các nội dung bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực,

sống động và hạn chế tối đa sự nghẽn mạng. Phát triển trung tâm dịch vụ, hổ trợ khách hàng bán hàng từ xa (email, điện thoại,...).

BIDV tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất (với các phần mềm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, quản lý), đảm bảo quy trình hoạt động xuyên suốt trong toàn hệ thống. Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, giảm thiểu được các nguy cơ về rủi ro trong hoạt động kinh doanh và hỗ trợ việc đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác.

Xây dựng hệ thống CNTT hiện đại, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, tạo thế mạnh cạnh tranh riêng thông qua việc cạnh tranh bằng cơng nghệ - Trong đó tập trung triển khai các hệ thống tiện ích phục vụ khách hàng như: Xây dựng trung tâm chăm sóc khách hàng Contact Center; Cổng thơng tin điện tử tích hợp các dịch vụ điện tử trên mạng Internet…

Nâng cao năng lực xử lý của hệ thống mạng LAN, WAN, thiết bị chuyển mạch…; nâng cấp hệ thống an ninh, bảo mật ở mức cao…;

Đầu tư cơng nghệ hiện đại: Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, một mặt phải phù hợp với tiềm lực tài chính của BIDV, mặt khác phù hợp với mặt bằng chung về công nghệ của đất nước, khu vực và thế giới. Tuy vậy, việc đầu tư công nghệ hiện đại khơng nên đầu tư cảm tính, ồ ạt mà cần có sự tư vấn của các chuyên gia để việc đầu tư là hiệu quả. Bên cạnh đó, BIDV cần phải chú trọng hơn về kênh phân phối điện tử, hiện nay số người dân Việt Nam sử dụng Internet ngày càng tăng cũng như nhiều hoạt động quản lý hành chính như hải quan điện tử, thuế điện tử, đấu thầu điện tử… đang được triển khai rộng. Nhiều doanh nghiệp CNTT phát triển nhanh ở Việt nam như FPT,.. tạo điều kiện cho các NHTM trong đó có BIDV phát triển kênh phân phối này.

Nâng cao an toàn bảo mật: Đây là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định việc khách hàng có lựa chọn sử dụng một dịch vụ của ngân hàng hay khơng. Vì vậy, BIDV cần phải tăng cường đầu tư vào cơng nghệ bảo mật, ln tìm kiếm và áp dụng các giải pháp bảo mật tiên tiến nhất để bảo vệ an ninh, an toàn trên mạng một cách nghiêm ngặt bao gồm bảo vệ các giao dịch thương mại, các vấn đề nội bộ ngân hàng, tính riêng tư của khách hàng của dịch vụ NHDT tại BIDV. Vì vậy, BIDV nên

mời các chuyên gia trong nước hay nước ngoài tư vấn trong việc cần đầu tư vào các công nghệ bảo mật, cơng nghệ thanh tốn an toàn, an toàn dữ liệu cho các hoạt động giao dịch như chống xâm nhập trái phép, chống virus, chống mất điện…. để có thể tạo sự tin tưởng, an tâm cho các khách hàng, từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ NHDT. Thêm vào đó, BIDV nên ký các hợp đồng kiểm tra định kỳ lổ hổng bảo mật của công ty với các công ty danh tiếng trong nước (BKAV…) hoặc nước ngoài (KAS,…).

BIDV nên tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống core banking đối với các hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống như: hồ sơ khách hàng, dịch vụ tài khoản, kế toán giao dịch, dịch vụ thanh tốn VND và ngoại tệ; dịch vụ tín dụng, bảo lãnh; huy động vốn, tiết kiệm, kho quỹ;... Đây là cơ sở đảm bảo cho BIDV phát triển đạt trình độ nhất định, tạo tiền đề để phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngoài ra, BIDV nên quan tâm việc đảm bảo tốc độ giao dịch nhanh chóng, kịp thời cũng như ln giữ mối quan hệ với khách hàng, tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng để tăng cường kiểm tra phát hiện dấu hiệu an ninh của hệ thống để từ đó có biện pháp kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)