- Môi trường pháp lý: Bao gồm khuôn khổ pháp luật căn cứ cơ bản để
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại của Ấn Độ Hoạt động ngân hàng nói chung và cung cấp DVNH hiện đại ở Ấn Độ
- Hoạt động ngân hàng nói chung và cung cấp DVNH hiện đại ở Ấn Độ
nói riêng, phát triển rất mạnh. Ấn Độ trở thành điểm đến của các ngân hàng trên thế giới, bởi quốc gia này có những lợi thế riêng có. Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong những thập kỷ gần đây ln nằm trong nhóm nhất, nhì thế giới, đạt bình qn khoảng 8%/năm. Thứ hai, dân số lớn thứ 2 thế giới với số dân trung lưu chiếm tỷ trọng khá cao, khoảng 250-300 triệu người. Đây chính là phân đoạn thị trường mà nhiều DVNH hiện đại nhắm tới. Thứ ba, hệ thống luật pháp ở Ấn Độ được coi là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DVNH hiện đại. Thứ tư, nhân tố cuối cùng, đóng vai trị vơ cùng quan trọng cho sự phát triển DVNH hiện đại là sự phát triển công nghệ phần mềm của Ấn Độ vào hàng lớn nhất thế giới.
Năm 1993, lĩnh vực ngân hàng ở Ấn Độ đã mở cửa cho đầu tư tư nhân. Chính vì sự gia nhập mới của những ngân hàng tư nhân và ngân hàng nước ngồi có thế mạnh về cơng nghệ thơng tin đang gây ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng này với các ngân hàng công cộng truyền thống. Những ngân hàng tư nhân đã phát triển các DVNH mới, hiện đại như DVNH trực tuyến trên Internet, qua điện thoại, thẻ tín dụng, thẻ rút tiền tự động hay DVNH bán lẻ hiện đại ở khu vực thành thị. Điều này buộc các ngân hàng quốc doanh cũng phải cải tiến và ứng dụng những thành tựu kỹ thuật mới nhất, tiết kiệm được chi phí nhân lực và có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Các ngân hàng Ấn Độ đang phát triển mạnh kênh phân phối bằng ATM và Internet banking để cung cấp những dịch vụ tiện ích nhằm mang lại sự thuận tiện cho khách hàng. Việc sử dụng máy ATM và giao dịch qua Internet giúp giảm chi phí giao dịch đáng kể so với giao dịch qua chi nhánh.
- Tuy vậy, việc triển khai DVNH hiện đại ở Ấn Độ cũng gặp những khó khăn nhất định do dân số Ấn Độ sinh sống ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 65%. Điều này gây trở ngại cho các ngân hàng trong việc triển khai DVNH hiện đại, nhất là do sự thiếu thốn và khơng đồng bộ về cơ sở kết cấu hạ tầng.
Có rất nhiều giới hạn trong việc ứng dụng kỹ thuật ở khu vực nông thôn của Ấn Độ. Thứ nhất, cơng nghệ thơng tin địi hỏi phải có nguồn điện liên tục, mà ở Ấn Độ điều này không phải lúc nào cũng sẵn sàng đáp ứng. Thứ hai, mạng lưới thông tin liên lạc sử dụng cáp rất đắt. Thứ ba, làng mạc ở đây phân bố thưa thớt, khoảng cách xa, yêu cầu sử dụng DVNH hiện đại thấp, thiếu thốn đường sá và phương tiện đi lại. Thứ tư, số người hiểu biết kỹ thuật ở khu vực nơng thơn cịn rất hạn chế. Do đó phải có kỹ thuật viên để khắc phục sự cố, nâng cấp, duy trì cơ sở kết cấu hạ tầng của công nghệ thông tin, đến từ các thị trấn lân cận, tốn thời gian và chi phí. Theo đại diện của ngân hàng Veerat National bank, hơn một nữa các chi nhánh của ngân hàng này được đặt ở các khu vực nông thôn và bán thành thị mà khơng có cơ sở vật chất về Internet, Thêm vào đó, việc thiết lập hệ thống ATM mất khoảng 40.000 USD và phải có ít nhất 300 giao dịch mỗi ngày để đạt được điểm hoà vốn. Điều này đã cản trở Ngân hàng Veerat National bank nói riêng và các ngân hàng Ấn Độ nói chung trong triển khai các DVNH hiện đại.