Tình hình kinh tế xã hội địa phương có nhiều thay đổi theo hướng

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam (Trang 96 - 99)

thuận lợi cho phát triển DVNH hiện đại

+ Trong 5 năm qua, nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Quảng Nam nói riêng tiếp tục tăng trưởng và phát triển khá ổn định. Giá trị tổng sản phẩm của nền kinh tế tỉnh Quảng Nam tăng bình quân hàng năm 12,8%. Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn 25,8%, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình qn 16,1%; giá trị sản xuất nơng - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân 3,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm từ 2006 - 2010 thực hiện khoảng 1.050 triệu USD, tăng bình quân hàng năm 20,8%; thu ngân sách từ phát sinh kinh tế tăng bình quân hàng năm 28,5%; huy động vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 39.600 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 23,8%; giải quyết việc làm 5 năm cho khoảng 180.000 lao động, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2010 giảm còn 17%.

+ Duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế, sản xuất kinh doanh trong các ngành tiếp tục được phát triển: GDP theo giá thực tế tính theo bình qn đầu

người năm 2010 dự kiến 17,6 triệu đồng, tương đương khoảng 950 USD, vượt chỉ tiêu đề ra (900 USD). Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá. Sản phẩm công nghiệp trong giai đoạn này phát triển đa dạng và phong phú hơn về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu. Các ngành dịch vụ có tốc độ tăng ổn định. Nhờ thực hiện tốt các chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, hoạt động thương mại, dịch vụ đạt một số kết quả quan trọng. Ngoài đường bay Chu Lai - Tân Sơn Nhất, tiếp tục xúc tiến để mở thêm đường bay Chu Lai - Nội Bài. Nạo vét luồng cảng Kỳ Hà, đồng thời tiếp tục xây dựng cảng Tam Hiệp.

+ Tồn tỉnh có 195 dự án đầu tư du lịch với tổng vốn đăng ký trên 91 ngàn tỷ đồng. Trong đó 174 dự án trong nước, 21 dự án đầu tư nước ngoài; đã có 110 dự án đi vào hoạt động. Đa số các dự án có quy mơ lớn, tập trung đầu tư vào khu vực ven biển thuộc Điện Bàn, Hội An. Các bãi biển: Cửa Đại, Hà My, Bình Minh, Tam Thanh, Biển Rạng đang được chú trọng đầu tư. Hoàn thành 09 tuyến đường quan trọng để phục vụ phát triển du lịch và dân sinh với tổng nguồn vốn giải ngân gần 300 tỷ đồng, đặc biệt là các tuyến đường Nam phước - Mỹ Sơn, đường du lịch ven biển, đường Thanh niên ven biển, hệ thống kết cấu hạ tầng cấp thiết tại Cù Lao Chàm...

+ Hệ thống cơ sở vật chất kỹ - thuật có khả năng đón hàng triệu khách nội địa và quốc tế. Tồn tỉnh có hơn 110 cơ sở du lịch đi vào hoạt động với hơn 3.900 phịng, trong đó có 1.500 phịng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao đến 5 sao. So với năm 2005, giai đoạn 2006 -2010 có 33 khách sạn được xây dựng mới và đưa vào hoạt động với gần 1.100 phòng. Lượng khách du lịch tăng bình quân trên 12%/năm, riêng năm 2010 dự kiến thu hút khoảng 2.400.000 lượt khách, gấp hơn 1,8 lần so với năm 2005, trong đó khách quốc tế khoảng 1.160.000 lượt. Thu nhập xã hội từ du lịch năm 2010 khoảng 2.100 tỷ đồng, gấp hơn 2,3 lần so với năm 2005.

+ Kết cấu hạ tầng trọng yếu được thiết lập như các tuyến đường giao thơng chính: Nam Quảng Nam, Đơng trường Sơn, đường du lịch ven biển, đường đến trung tâm các xã; các cơng trình y tế, giáo dục được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới. Cơ sở kết cấu hạ tầng tại các khu dân cư, khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch tiếp tục được cải thiện rõ rệt.

+ Phát triển doanh nghiệp tăng nhanh, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường: Thời kỳ 2006 - 2010 là giai đoạn các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, tổng số doanh nghiệp đăng ký dự kiến đến hết năm 2010 là hơn 4.500 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký trên 20.000 tỷ đồng. Số doanh nghiệp mới không ngừng tăng lên, 5 năm 2006 - 2010 ước có gần 2.900 doanh nghiệp mới, gấp hơn 2,3 lần trong giai đoạn 5 năm 2001- 2005. Bình quân mỗi năm có 580 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2006-2010 hơn 16.000 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so với thời kỳ 5 năm trước.

+ Từ năm 2006 đến nay, số lượng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn phát triển nhanh. Đã có 10 trường đào tạo các bậc học đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, trong đó 02 trường đại học, 06 trường cao đẳng, 02 trường trung cấp chuyên nghiệp với gần 1000 giảng viên và hơn 20.000 học sinh, sinh viên

+ Tồn tỉnh có 42 cơ sở dạy nghề, trong đó 03 trường cao đẳng có tham gia đào tạo nghề, 05 trường trung cấp nghề, 34 trung tâm, doanh nghiệp và các cơ sở khác. Trong 5 năm qua đã cân đối hơn 120 tỷ đồng nhằm tăng cường cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo nghề từ dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia. Đã tuyển sinh đào tạo nghề gần 142.000 người, gấp 1,7 lần so với giai đoạn 2001-2005. Tạo việc làm mới trong 5 năm là 180.000 lao động, đạt chỉ tiêu đề ra.

+ Nền kinh tế tỉnh Quảng Nam phát triển khá ổn định và các hoạt động giáo dục - đào tạo phát triển mạnh, dẫn đến thu nhập của người dân và xã hội tăng, từ đó tiêu dùng, đầu tư và tích luỹ tăng lên địi hỏi phải có nhiều DVNH

mới ra đời nhằm thoả mãn những nhu cầu ngày càng cao của SXKD và đời sống xã hội, nhất là hoạt động du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng phát triển DVNH hiện đại. Dân số Quảng Nam khoảng 1,5 triệu người, trong đó phần lớn sống tại khu vực nơng thơn. Tuy số dân trên địa bàn sử dụng DVNH hiện đại còn rất thấp, nhưng nhu cầu hiện tại về DVNH hiện đại của thị trường còn chưa được đáp ứng đầy đủ và tiềm năng thị trường về DVNH hiện đại còn rất lớn. Đây là cơ hội cho phát triển DVNH hiện đại tại Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam trong những năm tới.

+ Môi trường thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có những thay đổi tích cực tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Với sự ra đời của các trung tâm thương mại, dịch vụ, các siêu thị phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của các đơn vị, tổ chức, nhất là việc mua sắm của các cá nhân đang và sẽ tăng lên rất mạnh. Đây là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam triển khai các sản phẩm DVNH hiện đại như: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, nhất là thẻ tín dụng mua trả góp cho dân cư nơng thơn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và cải thiện đời sống [22].

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w