Đặc điểm tâm lý cá nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý quản trị kinh doanh: Phần 1 (Trang 35 - 37)

II. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoà

2.1. Đặc điểm tâm lý cá nhân

Người lao động là đối tượng quan trọng của quản trị kinh doanh, chịu sự tác động của các nhà quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại là một thế giới tâm hồn riêng biệt, không ai giống ai. Tâm lý con người rất phức tạp và đa dạng. Mỗi cá nhân có những đặc điểm tâm lý tương đối ổn định, cịn gọi là các thuộc tính tâm lý, như: tính khí, tính cách, nhu cầu, năng lực. Theo thời gian, các hiện tượng tâm lý đều có sự nảy sinh, diễn biến và kết thúc, tạo nên những quá trình tâm lý, như: quá trình cảm xúc và tình cảm, q trình nhận thức, q trình ý chí. Q trình tâm lý thường đi kèm với các hiện tượng tâm lý đóng vai trị làm nền cho nó, được gọi là các trạng thái tâm lý, như: tâm trạng (đi kèm quá trình cảm xúc); chú ý (đi kèm với quá trình nhận thức); tin tưởng, lạc quan, kiên quyết hoặc nghi ngờ, bi quan, nhu nhược, do dự... (đi kèm q trình ý chí). Hiểu rõ tâm lý cá nhân sẽ giúp nhà quản trị trả lời được 3 câu hỏi cơ bản sau đây về một người dưới quyền mình:

- Người đó có thái độ, hành động như thế nào trong những tình huống nhất định? Câu hỏi này liên quan đến những hành vi tâm lý cá nhân. Những hành vi này là đặc trưng biểu thị thái độ, phản ứng của cá nhân trước những tác động kích thích từ bên ngồi. Hành vi tâm lý cá nhân bị chi phối bởi các thuộc tính tâm lý như tính khí và tính cách.

- Người đó muốn gì? Câu hỏi này liên quan đến động lực tâm lý cá nhân. Động lực tâm lý do các thuộc tính tâm lý cá nhân như nhu cầu, thị hiếu, mục đích, động cơ, niềm tin... tạo nên.

- Người đó có thể làm được gì? Câu hỏi này liên quan đến năng lực tâm lý cá nhân. Năng lực tâm lý cá nhân bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và kỹ xảo.

Sau đây trình bày một số đặc điểm và quá trình tâm lý cá nhân chủ yếu.

2.1.1. Xu hướng

Xu hướng là thuộc tính tâm lý cá nhân điển hình, nói lên chiều hướng của hành vi, hoạt động và nhân cách con người. Xu hướng phụ thuộc nhiều vào động lực thúc đẩy bên trong của mỗi cá nhân, biểu hiện ở một số mặt như: nhu cầu, sự hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin...

Nhu cầu, theo A.G.Cơvaliơp, là sự địi hỏi của các cá nhân và của các nhóm xã hội khác nhau, muốn có những điều kiện nhất định để sống và phát triển. Nhu cầu làm xuất hiện lòng ham muốn, tạo ra động lực tâm lý thúc đẩy con người hành động, là yếu tố chi phối xu hướng hành động và ảnh hưởng đến sự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Theo F.Ăng-Ghen, người ta thường quen giải thích các hành động của mình bằng sự suy nghĩ, trong khi đáng lẽ phải giải thích nó bằng các nhu cầu của mình. Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng. Nếu thỏa mãn được nhu cầu thì con người cảm thấy sảng khoái, dễ chịu, phấn chấn. Trái lại, nếu các nhu cầu không được thỏa mãn thì con người cảm thấy chán nản, khó chịu, bực bội. Con người có những nhu cầu có tầm quan trọng đặc biệt như nhu cầu giao tiếp, nhu cầu thông tin, nhu cầu được thừa nhận trong xã hội, nhu cầu xã hội (giúp đỡ người khác, làm từ thiện...)... Nhu cầu của con người gắn liền với sự phát triển của sản xuất xã hội và sự phân phối các giá trị vật chất cũng như tinh thần. Nhu cầu được chia ra thành 2 nhóm: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Trong đó, nhu cầu vật chất là những nhu cầu có trước và là nền tảng thúc đẩy hoạt động của con người.

Sự hứng thú thể hiện thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, hiện tượng có ý nghĩa với cuộc sống và mang lại khoái cảm trong hoạt động của cá nhân. Hứng thú biểu hiện sự tập trung cao độ và sự say mê, làm nảy sinh khát vọng hành động và sáng tạo, nhờ đó làm tăng hiệu quả và chất lượng hoạt động của cá nhân.

Lý tưởng được biểu hiện thơng qua một hình ảnh mẫu mực, tương đối hồn chỉnh, có tác dụng lơi cuốn cá nhân hành động để vươn tới mục tiêu cao đẹp của con người. Lý tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn và mang bản chất xã hội, lịch sử. Lý tưởng là yếu tố quy định xu hướng nhân cách, quyết định mục tiêu hoạt động và sự phát triển nhân cách, là động lực thúc đẩy, điều khiển hoạt động của cá nhân.

Thế giới quan là hệ thống các quan điểm cá nhân về tự nhiên, xã hội và con người, giúp hình thành phương châm hành động và tác động đến hoạt động tư duy của con người. Theo quan điểm Mácxit, thế giới quan khoa học là hệ thống những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mang tính khoa học và tính nhất quán cao.

Niềm tin là một phẩm chất của thế giới quan, là kết tinh các quan điểm, tri thức, thái độ, ý chí... được con người thể nghiệm và trở thành chân lý đối với mỗi cá nhân. Niềm tin tạo nên nghị lực và ý chí vươn lên trong hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý quản trị kinh doanh: Phần 1 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)