Quy luật truyền thống, tập quán

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý quản trị kinh doanh: Phần 1 (Trang 55 - 56)

II. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoà

3.2.1. Quy luật truyền thống, tập quán

Truyền thống, tập quán được coi như những giá trị tinh thần thể hiện trong quá trình hoạt động và giao tiếp của tập thể, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác và có ảnh hưởng đến thái độ và hành vi ứng xử của các thành viên trong tập thể.

Truyền thống của tập thể nằm trong truyền thống chung của dân tộc, đồng thời phản ánh tính đặc thù riêng của mỗi tập thể.

Đối với tập thể lao động, truyền thống có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục lòng tự hào và là chất xúc tác để gắn kết các thành viên với tập thể, tạo cơ sở cho hoạt động có ý thức của mỗi thành viên trong xây dựng tập thể.

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới đất nước, ở Việt Nam còn tồn tại nhiều tập tục, truyền thống lạc hậu như tự do vô tổ chức, dĩ hồ vi q, sống lâu lên lão làng... làm ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của các thành viên trong tập thể, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ, gây tác động xấu tới việc xây dựng và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của tập thể lao động. Vấn đề đặt ra hiện nay là các nhà quản trị phải gương mẫu trong rèn luyện đạo đức, kiên quyết đấu tranh, loại bỏ những hủ tục, tập qn, thói quen lạc hậu, khơng phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh đã thay đổi, đồng thời phát huy những truyền thống quý báu của cha ông, giáo dục ý thức tập thể, nếp sống văn minh, ý chí tự lập tự cường... để tạo dựng một tập thể đồn kết, gắn bó dựa trên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Truyền thống, tập quán trong tập thể lao động còn được thể hiện ở sự kế thừa và phát huy thế mạnh, sở trường của tập thể (bí quyết nghề nghiệp, danh tiếng, uy tín của

doanh nghiệp, các sản phẩm truyền thống nổi tiếng…), phát triển bản sắc văn hóa, phúc lợi tập thể của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý quản trị kinh doanh: Phần 1 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)