Phong cách lãnh đạo độc đoán

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý quản trị kinh doanh: Phần 1 (Trang 73 - 74)

- Năng lực sư phạm

4.3.2.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách này còn được gọi là phong cách lãnh đạo theo chỉ thị. Đây là kiểu người lãnh đạo thường sử dụng triệt để quyền lực có trong tay, thể hiện tính quyết đốn trong việc đưa ra quyết định xử lý vấn đề, đồng thời đòi hỏi mọi người dưới quyền phải nỗ lực cố gắng để thực hiện bằng được quyết định của mình. Phong cách lãnh đạo này có hiệu quả khi người lãnh đạo có năng lực và uy tín cao, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, phù hợp với những tình huống cần phải nhanh chóng đưa ra quyết định nhằm tận dụng cơ hội hoặc khắc phục nguy cơ có thể xảy ra. Tuy nhiên, người lãnh đạo theo phong cách này thường có khuynh hướng ngày càng bị chi phối bởi những tư tưởng và hành vi tiêu cực, quan liêu, tự mãn, khơng thích hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của mọi người và không phát huy được sức sáng tạo của người lao động, dẫn đến kìm hãm sự tiến bộ của bản thân nhà lãnh đạo và của xã hội. Những hạn chế hoặc khuynh hướng tiêu cực thường gặp ở người lãnh đạo theo phong cách độc đốn là:

- Địi hỏi quá cao ở người dưới quyền mà không quan tâm đến khả năng, tâm tư, nguyện vọng và quyền lợi của họ.

- Giao việc cho cấp dưới chủ yếu bằng mệnh lệnh, sử dụng quyền uy để ép buộc hoặc đe dọa, thiếu tơn trọng nhân cách con người, thậm chí có những lời nói thơ lỗ, cục cằn, kiêu căng, khơng tế nhị khi giao tiếp với cấp dưới.

- Trong giao tiếp, ứng xử với cấp dưới thường có biểu hiện quan cách, lạnh nhạt, khen chê thiếu khách quan, can thiệp tùy tiện vào công việc của mọi người bằng những quyết định ngẫu hứng, thiếu nhất quán, làm cho cấp dưới bị động, lúng túng trong thực hiện nhiệm vụ.

- Khơng nghiêm túc tiếp thu ý kiến phê bình, góp ý của cấp dưới; hoặc trù úm những người phê bình, góp ý, khơng tn thủ mệnh lệnh của mình.

- Tự cao, tự đại, ln cho mình là cao thượng, phải được tôn trọng.

Những hạn chế, khuynh hướng tiêu cực nêu trên của người lãnh đạo độc đoán thường gây ra tình trạng bất ổn trong tổ chức, tạo cơ sở để phát sinh mâu thuẫn, bè phái trong tập thể; bị mọi người xa lánh, bề ngồi tỏ vẻ tơn kính, nhưng bên trong họ chán ghét người lãnh đạo..., từ đó có ảnh hưởng bất lợi đến kết quả hoạt động chung.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý quản trị kinh doanh: Phần 1 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)