học khác (như A.L.Svinhisinxki, P.X.Sacurov, M.G.Pơgơv, Ia.L. Kơlơmenxki...) thì chỉ nên phân ra làm 2 loại: tương hợp tâm sinh lý và tương hợp tâm lý xã hội. Vì vậy có thể phân tích sự tương hợp tâm lý trong êkíp lãnh đạo theo 2 loại này.
- Tương hợp tâm sinh lý
Tương hợp tâm sinh lý của êkíp lãnh đạo là sự tương hợp về các đặc điểm thần kinh, về tính khí, tính cách... giữa các thành viên trong êkíp.
Trong q trình hoạt động, nếu các thành viên trong êkíp có đặc điểm tâm lý khác nhau nhưng biết phối hợp các mặt ưu điểm, cũng như biết khắc phục những mặt hạn chế về tâm lý của nhau, thì có thể tạo ra sự hài hịa và đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn so với êkíp chỉ bao gồm các thành viên có những đặc điểm tâm lý giống nhau. Chẳng hạn, trong êkíp có sự phối hợp những ưu điểm của người nóng tính với sự nhiệt tình, nhanh nhẹn và người ưu tư với sự tinh tế, nhạy cảm, sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với êkíp lãnh đạo gồm tồn những người nóng tính hoặc ưu tư.
Tương hợp tâm sinh lý còn thể hiện ở chỗ, trong êkíp ln có sự phân công công việc và hỗ trợ nhau một cách hiệu quả, dựa trên việc bố trí đúng người, đúng việc, phù hợp với tính khí, tính cách... của các thành viên.
- Tương hợp tâm lý xã hội
Êkíp lãnh đạo là một nhóm xã hội, do đó sự tương hợp tâm lý không chỉ dựa trên sự hịa hợp về các đặc điểm thần kinh, tính khí, tính cách…, mà cịn phải có sự thống nhất và kết hợp có hiệu quả các động cơ, mục đích, nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị, hứng thú, lứa tuổi, giới tính… của các thành viên trong êkíp, tạo ra sự kết hợp các quan hệ liên nhân cách một cách tốt đẹp và hài hịa. Vì theo T.Peter và R.Waterman, những nền tảng của quyền lực gắn với nhau không phải như đối trọng mà như là sự tương trợ lẫn nhau vì mục đích chung.
Ngồi ra, khi tìm hiểu về sự tương hợp tâm lý trong êkíp lãnh đạo, cần phải chú ý đến một loại nhu cầu quan trọng là nhu cầu thành đạt của các thành viên. Nhờ có ham muốn thành đạt mà Abraham Lincoh từ một người lao động bình thường, làm việc trong một hiệu tạp hóa, đã phấn đấu trở thành tổng thống - một vĩ nhân của nước Mỹ. Đối với êkíp lãnh đạo, nếu các thành viên đều có khát vọng thành đạt thì sẽ có thể xảy ra một trong hai khả năng: một là, họ sẽ giúp nhau phấn đấu để cùng thành đạt; hai là, mâu thuẫn giữa các thành viên sẽ xuất hiện, khi người này được coi là vật cản trên con đường công danh của người kia. Trong thực tế, khả năng thứ hai thường xảy ra nhiều hơn. Theo nhà tâm lý học Mara Selvini Palazzoli - một chuyên gia nghiên cứu về loại hình tổ chức lớn, thì nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sa sút của nhiều doanh nghiệp là do có sự tranh giành quyền lực trong ban lãnh đạo. Để khắc phục tình trạng đó, hai nhà tâm lý học người Mỹ là U.Benhis và G.Sepat đã đưa ra thuyết phát triển nhóm. Theo họ thì sự phát triển của nhóm theo hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là giải quyết vấn đề quyền lực, ai sẽ là người chỉ huy, ai sẽ là người bị chỉ huy; giai đoạn thứ hai là xây dựng các quan hệ liên nhân cách. Chỉ khi nào vấn đề quyền lực được giải quyết thì nhóm mới chuyển sang giai đoạn cao hơn. Như vậy, vấn đề đặt ra là có thể tạo ra được một êkíp lãnh đạo mà ở đó các thành viên đều muốn thành đạt? Theo Alvin Tomer - nhà tương lai học nổi tiếng người Mỹ, tác giả cuốn "Thăng trầm quyền lực", thì chỉ có thể giải quyết được vấn đề này bằng giải pháp "hai bên đều được". Theo ơng, cuộc chiến vì quyền lực trong các cơ quan, xí nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn, gây tổn hại nhiều hơn. Bởi vì ba yếu tố tạo nên quyền lực là bạo lực, của cải và tri thức ngày càng phát triển.
Tương hợp tâm lý về nhu cầu của êkíp lãnh đạo có liên quan mật thiết đến tương hợp về lợi ích. Thực tiễn cho thấy sự thống nhất lợi ích là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự tương hợp tâm lý của êkíp lãnh đạo. Ngược lại, sự bất đồng về lợi ích là nguyên nhân dẫn đến các mâu thuẫn ở bất cứ một nhóm lãnh đạo nào. Hậu quả là hình thành các phe phái chống lại nhau, dẫn đến tình trạng một số nhà lãnh đạo bị loại trừ khỏi nhóm hoặc cả nhóm lãnh đạo bị giải thể để hình thành nhóm lãnh đạo mới.
Sự tương hợp cao về mặt tâm lý không chỉ do sự hòa hợp các động cơ, mục đích, lợi ích, chính kiến, sở thích, cách ứng xử… của các thành viên, mà còn ở xu hướng thu nạp những cộng sự tương hợp để thiết lập êkíp, nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phối hợp hành động. G.N.Fischer đã chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa
sự giống nhau về ý kiến và những biểu hiện của sự yêu thích lẫn nhau giữa các thành viên. Như vậy, từ sự tương đồng ý kiến, quan điểm, giữa các thành viên trong êkíp dần dần hình thành sự ưa thích lẫn nhau. Nhiều nhà tâm lý học đã thống nhất rằng: sự "giống nhau" trong quan hệ con người (về quan điểm, ý kiến, lợi ích) sẽ dẫn tới sự ưa thích lẫn nhau giữa họ, bởi vì mỗi người đều ngấm ngầm cho rằng, người giống mình là người "đáng yêu" nhất.
4.4.3.2. Phối hợp hành động trong êkíp lãnh đạo
Khác với hoạt động cá nhân là hoạt động độc lập, đơn lẻ, hoạt động của êkíp là hoạt động chung ở trình độ phát triển cao, nên giữa các thành viên nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ trong hành động. Sự phối hợp hành động trong êkíp lãnh đạo có thể ví như một đội bóng trên sân cỏ. Hành động của mỗi cầu thủ không thể tách rời, mà phải có sự kết hợp hài hịa, khơn khéo, đồng bộ với hành động của các cầu thủ khác. Sự phối hợp càng nhịp nhàng, ăn khớp thì hiệu quả hoạt động chung càng lớn. Muốn vậy, mỗi thành viên trong êkíp lãnh đạo cần phải thống nhất quan điểm làm việc để tránh mọi bất hịa có thể xảy ra trong quá trình triển khai nhiệm vụ. Cịn phương pháp làm việc thì có thể khác nhau, khơng nên gị ép, máy móc làm ảnh hưởng đến tính độc lập, sáng tạo của mỗi thành viên trong êkíp lãnh đạo.
Để có được sự phối hợp hành động chặt chẽ, mỗi thành viên trong êkíp lãnh đạo cần phải tự giác và có tinh thần trách nhiệm cao trong hồn thành cơng việc của mình, đồng thời tuân thủ nguyên tắc "mình vì mọi người, mọi người vì mình " trong q trình hoạt động chung của êkíp. Phấn đấu để mỗi thành viên trong êkíp là một bộ phận hữu cơ khơng thể thiếu của cả êkíp và ngược lại.
Khi nhấn mạnh đến tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong êkíp lãnh đạo, không được coi nhẹ vai trò của việc xây dựng các chuẩn mực trong êkíp, đặc biệt là các chuẩn mực xác định chức năng, nhiệm vụ của những người lãnh đạo trong êkíp, cũng như phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của họ. Bởi vì, chuẩn mực là điều kiện quan trọng để qui định và thống nhất hành động của các cá nhân trong êkíp, là yếu tố cơ bản để xác lập ý thức về "chúng ta" của mỗi thành viên trong êkíp lãnh đạo. Chuẩn mực còn là cơ sở để mỗi thành viên tự đánh giá hành vi và cách ửng xử của mình so với hành vi và cách ứng xử chung của cả êkíp.
Một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với việc phối hợp hành động trong êkíp là tính kỷ luật của mỗi thành viên. Nhà tâm lý học Côvaliôp cho rằng: kỷ luật không phải
là một hoạt động có lý trí nhằm đạt tới mục đích đã định một cách có kế hoạch, mà là năng lực kìm hãm, kiềm chế tất cả những xu hướng nào cản trở việc thực hiện mục tiêu chung của tập thể. Kỷ luật là một hiện tượng đạo đức. Theo ông, nền tảng của kỷ luật là ý thức về nghĩa vụ đối với công việc được giao, là tinh thần trách nhiệm trước tập thể khi nhận nhiệm vụ, là thói quen thực hiện một cách nghiêm túc các qui định đã đề ra.
4.4.3.3. Mối quan hệ giữa tương hợp tâm lý và phối hợp hành động trong êkíp lãnh đạo đạo
Như đã trình bày ở trên, tương hợp tâm lý và phối hợp hành động là cơ sở của sự hình thành, tồn tại và phát triển của êkíp lãnh đạo. Trong q trình hoạt động của êkíp, hai yếu tố này song song tồn tại, có quan hệ chặt chẽ và tương hỗ với nhau. Tương hợp tâm lý là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để đi tới phối hợp hành động trong êkíp lãnh đạo khi tiến hành hoạt động chung. Bởi vì, nếu khơng có cùng động cơ, mục đích, quan điểm thì cũng khơng thể có sự phối hợp với nhau trong cùng một hoạt động. Tương hợp tâm lý làm cho phối hợp hành động trở nên chặt chẽ và đồng bộ hơn, dễ dàng giải quyết những bất đồng, khó khăn nảy sinh trong q trình triển khai cơng việc. Mặt khác, thơng qua q trình phối hợp hành động mà sự tương hợp tâm lý giữa các cá nhân được củng cố và phát triển, làm cho các thành viên trong êkíp ngày càng gắn bó, đồn kết với nhau hơn. Có thể xem tương hợp tâm lý là cái tiềm ẩn bên trong, là cái nền, còn phối hợp hành động là cái biểu hiện bên ngồi, là cái hình thức của êkíp lãnh đạo.
4.4.4. Thủ lĩnh êkíp lãnh đạo và các điều kiện thiết lập một êkíp lãnh đạo 4.4.4.1. Thủ lĩnh êkíp lãnh đạo 4.4.4.1. Thủ lĩnh êkíp lãnh đạo
Cũng như các nhóm xã hội khác, êkíp lãnh đạo cũng cần có người đứng đầu để tổ chức, chỉ huy các hoạt động của nó. Khơng có thủ lĩnh thì hoạt động của êkíp lãnh đạo mất phương hướng, thiếu thống nhất và khơng có hiệu quả. Đối với một tập thể nói chung, nhà tâm lý học A.G.Cơvaliơp cho rằng: Việc thực hiện các mục tiêu địi hỏi phải có một hoạt động có kế hoạch, một mối liên hệ hữu cơ giữa các thành viên với nhau trong tập thể. Do đó, nảy sinh sự cần thiết phải phối hợp hoạt động của mọi người với nhau và điều đó sẽ do một người được cử ra lãnh đạo thực hiện. Nếu khơng có sự lãnh đạo thì khơng xây dựng được tập thể. Ngay cả trong những cộng đồng
người có mối liên hệ tạm thời như trong các trị chơi chẳng hạn, cũng cần có người lãnh đạo.
Theo ngun tắc đó, Êkíp lãnh đạo cũng cần phải có người đứng đầu để tổ chức hoạt động chung, điều hòa, thúc đẩy quá trình tương hợp tâm lý và phối hợp hành động giữa các thành viên, hướng mọi nỗ lực của tất cả các thành viên vào việc thực hiện mục tiêu chung của êkíp.
Thủ lĩnh êkíp lãnh đạo được hiểu là cá nhân có khả năng đóng vai trị trung tâm trong việc tổ chức hoạt động phối hợp, điều khiển những mối quan hệ và có quyền quyết định những vấn đề quan trọng đối với êkíp.
Từ khái niệm trên có thể thấy thủ lĩnh êkíp lãnh đạo có những chức năng quan trọng sau đây: