II. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoà
3.1.2.2. Cấu trúc tập thể lao động
Trong bất cứ một tập thể nào cũng tồn tại hai loại cấu trúc (cơ cấu): cấu trúc chính thức và cấu trúc khơng chính thức.
- Cấu trúc chính thức: Là cơ cấu tổ chức được hình thành theo quy định của pháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trong cơ cấu tổ chức của tập thể có quy định rõ về tổ chức bộ máy, biên chế lao động, xác định mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân theo chiều ngang, chiều dọc và mối quan hệ với các tập thể khác. Cấu trúc chính thức của tập thể lao động là cơ cấu hành chính được pháp luật thừa nhận, là cơ sở để tập thể hoạt động thuận lợi, công khai và hợp pháp, đảm bảo mối liên hệ cơng việc và sự gắn bó giữa những người lao động trong q trình hoạt động, hình thành bầu khơng khí tâm lý chung trong tập thể.
Tùy theo góc độ tiếp cận, có thể chia cơ cấu tổ chức của tập thể lao động ra thành các loại sau:
+ Cơ cấu chức năng, được xác định dựa trên sự phân công, hiệp tác lao động và chức năng của các thành viên, xác định vị trí của họ trong tổ chức. Việc quy định chức năng có ảnh hưởng quan trọng đến yêu cầu về trình độ nghề nghiệp và kỹ năng, kỹ xảo, đến sự giao tiếp của các thành viên trong tập thể và mức độ hài lòng của họ..., đồng thời giúp cho nhà quản trị có thể xây dựng được cơ cấu chức năng tối ưu của tập thể lao động.
+ Cơ cấu chính trị tư tưởng, được xây dựng theo mối liên hệ giữa các thành viên trong tập thể, tùy thuộc vào sự giác ngộ, thế giới quan... của họ.
+ Cơ cấu xã hội – dân số, là cơ cấu dựa trên việc xem xét các dấu hiệu về giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội, nghề nghiệp... khi bố trí sử dụng nhân sự trong tập thể lao động.
+ Cơ cấu theo động cơ hoạt động, là cơ cấu dựa trên phân cơng lao động theo động cơ chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức và tinh thần của các thành viên có liên quan đến động cơ hoạt động của họ. Chẳng hạn, với những người coi trọng vật chất thì nhân tố tinh thần trở nên thứ yếu. Khi này điều có ảnh hưởng quan trọng đến động cơ hoạt động của họ là mức lương, thưởng...
+ Cơ cấu theo tính tích cực của các thành viên, chia tập thể ra thành: hạt nhân tích cực, lực lượng kế cận và bộ phận khơng phân biệt. Nhóm hạt nhân tích cực bao gồm những người có quan điểm phục vụ lợi ích xã hội và có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của tập thể. Nhóm này được bổ sung bằng lực lượng kế cận. Còn bộ phận không phân biệt gồm những người do chưa hiểu được mục đích hoạt động chung nên họ thường khơng tích cực, thậm chí đứng ngồi hoặc cản trở hoạt động của tập thể.
- Cấu trúc khơng chính thức: Bao gồm những nhóm được hình thành và tồn tại trong tập thể bằng con đường khơng chính thức, nghĩa là được hình thành khơng dựa trên cơ sở quy chế, quy định của Nhà nước. Nhóm khơng chính thức được hình thành trên cơ sở tự nguyện, dựa vào sự gần gũi về tâm lý, về quan niệm sống, nghề nghiệp... của các thành viên. Mối quan hệ tình cảm giữa các thành viên trong nhóm khơng chính thức thường chặt chẽ hơn nhóm chính thức và nó có tác động kích thích các thành viên thể hiện đầy đủ phẩm chất của mình trong quá trình hoạt động chung của nhóm.
Trong nhóm khơng chính thức bao giờ cũng có một người đứng đầu (thủ lĩnh khơng chính thức). Uy tín của người đứng đầu được tạo nên bởi năng lực, đạo đức, trình độ nghề nghiệp, sự quan tâm đến mọi người... (cấu trúc mở), hay dựa vào những âm mưu, thủ đoạn, mẹo vặt... (cấu trúc khép kín). Thủ lĩnh của nhóm khơng chính thức là chỗ dựa tinh thần cho cả nhóm, được cả nhóm tin tưởng.
Chính từ đặc điểm này dẫn đến yêu cầu nhà quản trị một mặt cần cố gắng tham gia vào một số nhóm khơng chính thức để có điều kiện gần gũi với quần chúng, từ đó nắm được tâm tư nguyện vọng của họ, mặt khác cần có mối liên hệ và thơng qua các thủ lĩnh khơng chính thức để có thể giải quyết nhanh và hiệu quả những vấn đề phát sinh ngoài dự kiến.