Bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý quản trị kinh doanh: Phần 1 (Trang 58 - 59)

II. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoà

3.2.7. Bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động

Bầu khơng khí tâm lý trong tập thể lao động là hiện tượng tâm lý biểu thị trạng thái tâm lý chung của tập thể lao động, là kết quả của sự phối hợp, tương tác tâm lý giữa các thành viên và mức độ dung hợp tâm lý trong quan hệ liên nhân cách của họ. Bầu khơng khí tâm lý tồn tại khách quan trong tập thể và tính tích cực của nó được thể hiện qua những dấu hiệu quan trọng như: các thành viên trong tập thể luôn thể hiện sự tin tưởng lẫn nhau, thiện chí, giúp đỡ nhau, đồng thời cạnh tranh lành mạnh với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có sự tương tác tâm lý một cách tích cực giữa các thành viên, để hình thành tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc và đối với nhau.

Những yếu tố có ảnh hưởng đến bầu khơng khí tâm lý trong tập thể lao động là: - Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị. Ví dụ, nhà lãnh đạo theo phong cách dân chủ, đánh giá, khen thưởng và xử phạt khách quan, đúng mức... sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực đến bầu khơng khí tâm lý chung.

- Điều kiện lao động, như bố trí trang thiết bị, mơi trường vật chất, vệ sinh nơi làm việc, trang phục nhân viên... Ví dụ , người lao động làm việc trong điều kiện nóng

bức, chật chội... sẽ dẫn đến tinh thần căng thẳng, hay cáu gắt, bực bội, năng suất lao động giảm sút, tác động tiêu cực đến bầu khơng khí tâm lý tập thể.

- Lợi ích, đặc biệt là lợi ích vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến bầu khơng khí tâm lý trong tập thể lao động. Khi lợi ích của người lao động được quan tâm, đời sống của họ được cải thiện sẽ tạo ra bầu khơng khí phấn khởi, mọi người lao động hăng say, hiệu quả hơn và quan hệ với nhau thân mật, gắn bó hơn.

Để tạo nên bầu khơng khí tâm lý tích cực, lành mạnh trong tập thể lao động, nhà quản trị cần chú ý đến một số vấn đề như: tăng cường thông tin, trao đổi và tiếp xúc giữa các thành viên trong nhóm, tạo điều kiện cho họ hiểu biết nhau nhiều hơn, trên cơ sở đó họ sẽ quan tâm, giúp đỡ và đối xử với nhau chân thực hơn; người lãnh đạo phải đóng vai trị kiến tạo nên các quan hệ khơng chính thức trong tập thể, tạo nên sự gần gũi và thích ứng tâm lý giữa các thành viên; quan tâm giữ gìn các giá trị đạo đức và truyền thống của dân tộc, phát huy bản sắc văn hóa doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý quản trị kinh doanh: Phần 1 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)