I Cung cấp trực tuyến hoàn toàn
3.2.4. Mua sắm công điện tử
Mua sắm công điện tử (Public Procurement - Government Procurement) là vấn đề cổt lõi của cải cách khu vực công, dịch vụ công
điện tử. Mua sắm cơng là mua sắm của chính phủ, là những khoản chi
tiêu của các cơ quan chính phù để mua hàng hố, dịch vụ cho việc sử dụng của chính mình. Ví dụ, một cơ quan chính phủ mua ơ-tơ, lắp đặt hệ thống điều hoà nhiệt độ, xây dựng trụ sở mới (mua dịch vụ xây dựng), thuê dịch vụ tổ chức hội nghị..., đó chính là những hoạt động cụ thể của mua sắm chính phủ.
Mua sắm chỉnh phủ là việc chi tiêu của các cơ quan nhà nước, là việc cơ quan nhà nước bỏ tiền để mua hàng hóa, dịch vụ hoặc xây dựng cơng trình... phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ cơng.
Chi tiêu của chính phủ các nước hàng năm chiếm từ 10% - 20% GDP mỗi nước (ví dụ ở EU chi tiêu của chính phủ chiếm khoảng 16% GDP, ở Ý khoảng 11,9%, ừong khi ở Hà Lan khoảng 21,5%). Giá trị mua sắm công là rất lớn đối với mỗi quốc gia. Hàng năm, các quốc gia phải dành rất nhiều thời gian và nguồn lực để tiến hành tổ chức đấu thầu mua sắm công.
Việc sử dụng các công cụ thương mại điện tử vào hoạt động mua sắm công được gọi là mua sắm cơng điện từ.
Các lợi ích mua sẳm cơng điện tử:
- Tiết kiệm chi phí: chi phí giao dịch được giảm thiểu như chi phí giấy tờ, in ấn, lưu trữ thơng tin, giảm chi phí đi lại, gặp gỡ của các bên, cải thiện hiệu quả công tác đấu thầu, tăng hiệu quả chi tiêu của chính phù;
- Thời gian thực hiện rút ngắn; không lệ thuộc thời gian, không gian, tiếp cận thông tin, xử lý thông tin nhanh chóng, tinh giản quy ưình đấu thầu...;
- Nâng cao tính minh bạch ttong mua sắm cơng, phịng và chống tham nhũng, chống tình trạng móc ngoặc, thơng đồng, hối lộ. Minh bạch về giá bằng cách công khai kết quả đấu thầu ưên mạng, ưánh được tình ttạng ký hợp đồng với giá quá cao và giúp điều chỉnh giá hàng hóa, xây lắp hay dịch vụ theo giá thị trường;
- Thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, chọn nhà thầu tốt, mở rộng khơng gian và thời gian đẩu thầu. Kích thích cạnh tranh và thông báo mời thầu công khai ưên mạng là cơng cụ hữu ích cho các doanh nghiệp khối tư nhân tiếp cận và tham gia đấu thầu, qua đó tăng sự cạnh tranh, góp phần giảm giá gỏi thầu;
- Thúc đẩy phát triển kinh tế, phù hợp hội nhập quốc tế. Ví dụ: cam kết của Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại như Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Mua sắm chính phủ (GPA) của WTO... là phải kiểm sốt tính minh bạch, cơng khai trong đấu thầu;
- Đổi mới quy trình quản lý đấu thầu, là một bước tiến giúp cải cách thủ tục hành chính và qn lý nhà nước. Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình cơng khai hóa thơng tin và quy trình đấu thầu giúp thu thập những dữ liệu, thông tin đấu thầu một cách dễ dàng hơn, tạo cơ sở cho việc giám sát và đưa ra các quyết định sau này.
Khó khăn của mua sẳm cơng điện tử:
- Cần có sự thay đổi tích cực trong tổ chức vận hành mua sắm công; - Cần có sự thay đổi trong quản lý, điều hành với một cam kết chung xuyên suốt bộ máy chính phủ liên kết với cộng đồng doanh nghiệp;
- Tâm lý và sự quan ngại của số đông những người tham gia hoạt động đấu thầu do lo mất việc làm khi chuyển sang đấu thầu điện tử;
- Vấn đề hạ tầng công nghệ thông tin cho phép nhà thầu tham gia được vào hệ thống;
- An ninh mạng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của chủ đầu tư và nhà thầu: Chính phủ phải có nỗ lực đáng kể để đảm bảo với chủ đàu tư rằng an ninh cùa hệ thống mạng hoàn toàn được bảo đảm.
Các hệ thống mua sắm công điện tử chủ yếu
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là tính chất, khối lượng của hàng hóa, dịch vụ cần mua săm, cơ quan chính phủ có thể sử dụng các hệ thống mua sắm công điện tử như mua sắm qua hệ thống đấu thầu, mua sắm qua hệ thống báo giá và mua sắm qua hệ thống họp đồng. Các hệ thống này được thể hiện qua Hình 3.14.
Ở các nước phát triển, mua sắm công điện tử đã được triển khai rộng rãi. Ờ châu Á, Hàn Quốc, Singapore là các quốc gia đi tiên phong trong mua sắm công điện tử. Các quốc gia như Philippines, Việt Nam đã triển khai những bước đi nhất định trong mua sắm công điện tử (Hộp 3.12).
Hộp 3.12: Mua sắm công tại một sổ quốc gia châu Á
Hệ thống đấu thầu điện tử của Hàn Quốc - KONEPS (Korean Online E-
Procurement System) (2002), cho phép tất cả quy trình đấu thầu từ đăng tải thơng báo mời thầu, ký kết hợp đồng đến thanh toán đều được tự động hóa hồn tồn.
KONEPS cịn được xem là dịch vụ một cửa (one-stop service) nhờ có sự liên kết với hơn 80 hệ thống bên ngoài của các cơ quan nhà nước và tư nhân như thuế, ngân hàng, công ty chứng thực số, công ty bào lãnh, hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc...
Sử dụng KONEPS, nhà thầu có thể tham gia vào tất cả các gói thầu và kiểm Ưa các thơng tin liên quan đến gói thầu.
Tính đến năm 2014, ở Hàn Quốc đã có 95% các cơ quan sử dụng mua sắm công điện tử. Theo thống kê, trong số 44 nghìn cơ quan nhà nước sử dụng mua sắm cơng điện tử có 13% là các cơ quan trung ương, 18% là các cơ quan địa phương; trong số 228 nghìn doanh nghiệp cung cấp thì 39% là cung cấp hàng hóa, 38% xây dựng, 21% dịch vụ và 2% mua sắm nước ngoài...
Hệ thống đắu thầu điện tử ở Philippines được xem là sáng kiến chống tham
nhũng của chính phủ. Năm 2000, Cục Mua sắm cơng thuộc Bộ Ngân sách và Quản lý Philippines (PS-DBM) bắt đầu triển khai thí điểm hệ thống đấu thầu điện từ (EPS). Mục tiêu của EPS là tạo ra một cừa duy nhất cho các cơ quan, tổ chức chính phủ đăng thơng báo mời thầu và các nhà thầu đăng kỷ vào hệ thống tìm kiếm cơ hội.
Năm 2006, PS-DBM giới thiệu hệ thống đấu thầu điện tử chính phủ (PhilGEPS) giai đoạn 1, thay thế cho hệ thống EPS thừ nghiệm. PhilGEPS đảm bảo được sự minh bạch cho hoạt động mua sắm chính phù. Nhà thầu tiếp cận được mọi thông tin từ thông báo mời thầu, trúng thầu, lý do trúng thầu, giá trị hợp đồng, khơng phải gặp nhau trực tiếp. PhilGEPS cịn hỗ trợ hệ thống tìm gói thầu hợp với ngành nghề kinh doanh của nhà thầu và tự động gửi email thơng báo đến họ.
Hiện tại, có khoảng 8.000 cơ quan chính phủ và 37.000 nhà thầu đăng ký vào hệ thống PhilGEPS với số lượng gói thầu đăng ký mới trên 7.000 gói.
Mua sắm cơng điện từ ở Việt Nam:
ở Việt Nam, định hướng xây dựng hệ thống mua sắm công điện tử đã được xác định. Hệ thống đấu thầu điện tử Việt Nam được xác định là một trong 8 chương trình trọng tâm cùa Chính phù điện tử và việc ứng dụng đấu thầu điện tử là một cố gắng quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực mua sắm công. Hệ thống đấu
thầu điện tử náy đang được Bộ Kế hoạch và đầu tư triển khai với mục tiêu xây dựng thành một cửa duy nhất cho hoạt động mua sắm công tại Việt Nam. Trên cơ sở dự án hợp tác với Hàn Quốc, sau khí triển khai xong hợp phần 1 và chuyển sang giai đoạn 2, hàng hóa khơng thuộc diện mua sắm chính phủ cũng sẽ có điều kiện phát triển hơn nữa. Nhiều hoạt động gần đây đã thể hiện quyết tâm, có gắng của Việt Nam để dần hiện thực hóa nội dung này.
Nguồn: - www.g2b.go.kr/gov/koneps/pt/intro/file/4_KONEPS_eng.pdf;
- https://philgeps.gov.ph/;
-http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201307/hien-thuc-hoa-mua-sam-cong-dien- tu-de phong-chong-tham-nhung-suy-ngam-tu-kinh-nghiem-nuoc-ngoai-291836/