I Cung cấp trực tuyến hoàn toàn
MỘT SÓ GÓC Độ XÃ HỘI, VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
4.1.2. Thu hẹp khoảng cách số và vai trò của chính phủ điện tử
Sự cần thiết phải thu hẹp khoảng cách số
Thu hẹp khoảng cách số là rất cần thiết, xét ttên bốn nhóm lý do sau:
Bình đẳng về kinh tế: Quan điểm cho rằng việc truy cập Internet
được coi là một quyền cơ bản của con người trong xã hội phát triển. Điện thoại di động và các kênh trực tuyến được coi là một yếu tố quan trọng trong các vấn đề an ninh. Y tế, hình sự và các trường hợp khẩn cấp sẽ được xử lý tốt hơn nếu người gặp rắc rối có quyền và có khả năng sử dụng điện thoại hoặc các kênh thông báo trực tuyến kết nối với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Ngồi ra, ngày càng có nhiều thơng tin quan trọng đối với cơng việc, cuộc sống, an tồn... của người dân có xu hướng được cung cấp trên Internet. Ngay cả một số dịch vụ phúc lợi xã hội cũng được cung cấp trực tuyến. Những người có mức thu nhập thấp cũng sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với những người có quyền truy cập vào Internet tốc độ cao trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Chuyển đổi hay dịch chuyển xã hội: Rất nhiều người dân tin rằng
mạng máy tính và Internet đóng một vai ưị ngày càng quan ưọng trong học tập và sự nghiệp của họ. Những người khơng có quyền truy cập Internet tốc độ cao có xu hướng ít cơ hội hơn trong việc sử dụng các dịch vụ giáo dục và tiếp cận tri thức. Điều này đem đến sự không công bằng đối với trẻ em sinh ra trong tình ưạng kinh tế xã hội thấp hơn. Chính vì vậy, địi hỏi chính phủ phải có những hình thức hỗ trợ nhất định để đem lại sự bình đẳng trong xã hội.
Dân chủ: Việc sử dụng Internet sẽ dẫn đến một nền dân chủ lành
mạnh, trong đó ở mức độ cao nhất là sự tham gia của người dân trong hoạt động bầu cử và các q trình ra quyết định của chính phủ. Việc đảm bảo sự công bằng về công nghệ thông tin cho người dân sẽ đem đến một nền dân chủ rộng rãi và hiệu quả.
Tăng truởng kinh tể: Sự phát triển và sử dụng tích cực cơng nghệ
thơng tin sẽ là một phím tắt để tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia kém phát triển. Công nghệ thông tin thường gắn liền với cải thiện năng suất. Việc khai thác được các công nghệ mới nhất ứng dụng cho các ngành công nghiệp sẽ tạo ra lợi thế cạnh ưanh quốc gia. Chính vì vậy, khi thu
hẹp giãn cách số giữa các quổc gia, giữa các khu vực cũng ỉà nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế, giảm thiểu khoảng cách ưong phát triển kinh tế giữa các vùng lãnh thổ trên thế giới.
Vai trị của chính phủ điện tử trong thu hẹp khoảng cách sổ
Thu hẹp và dẫn tới xóa bỏ khoảng cách số khơng phải là chuyện một sớm một chiều, mà cần phải có sự nỗ lực hết sức cùa chính phủ trong một thời gian rất dài. Đây là thách thức không chỉ của hiện tại mà cả của tương lai, vì nếu khơng xóa bỏ khoảng cách số thì khơng thể nào xây dựng được một chính phủ điện tử hồn chinh.
Chính phủ điện tử có thể làm cho việc cung cấp các dịch vụ cơ bàn của con người trở nên khà thi, những dịch vụ quan frọng và được ưu tiên ở các nước đang phát triển là cung cấp tiếp cận công nghệ thông tin cho các cộng đồng và khu vực trước đây không được quan tâm, cũng như tham gia vào tiến trinh chính trị.
Cơng nghệ thơng tin là một công cụ đầy sức mạnh frong việc nâng cao chất lượng và tính hiệu quả của các dịch vụ công như: y tế, giáo dục, đặc biệt là ở những nơi khan hiếm về nguồn lực và cách xa về mặt địa lý.
Những nhà hoạch định chính sách cần phải ghỉ nhớ: để xoá bỏ khoảng cách về công nghệ số thông qua chỉnh phủ điện tử, họ phải gắn chính phủ điện tử với người dân. Những biện pháp nhăm phát triển công nghệ thông tin sau này phài được xây dựng ưên cơ sở các nhu cầu cần được giải quyết trong cuộc sổng.
Những tiến bộ về mặt công nghệ đã cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng của các thiết bị phi máy tính có thể cung cấp truy cập tới web. Đây là những thiết bị đầu cuối đơn giàn, chạy trình duyệt và tải các ứng dụng từ web. Chúng rất phù hợp ở những nơi có lưu lượng tải cơng cộng lớn và những địa điểm dễ dàng truy cập nhu trường học, hội trường và thư viện công cộng. Thông tin có thể dễ dàng tải xuống và các dịch vụ có thể dễ dàng được cung cấp thơng qua các thiết bị đầu cuối này. Các thiết bị
đơn giản, phảt triển nhanh hơn chính là các ki-ốt web được điều khiển bàng cách chạm vào màn hình.
Giải pháp thu hẹp khoảng cách số
Giải quyết khoảng cách số đòi hỏi một tiếp cận đa chiều, liên quan đến: - Đảm bảo khả năng tiếp cận với giá cả phải chăng tới các công cụ thông tin cho người cao tuổi, người nghèo, người thiểu năng và những người sống ở khu vực nông thôn, cần phát triển các điểm truy cập Internet tại các tổ chức công cộng như thư viện, bưu điện, các cơ sở chính quyền địa phương và khu vực trường học,... qua đó, các cá nhân có thể làm quen với cơng nghệ thơng tin và phát triển kỹ năng quan trọng có liên quan. Việc trợ cấp truy cập trong trường học sẽ giúp thiết lập nền tảng vững chắc cho các kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản của lực lượng lao động trong tương lai và sẽ cải thiện việc phổ biến kiến thức cho nền kinh tế mới. Phổ biến kiến thức là một khía cạnh quan trọng của sự phát triển thành cơng các chương trình chính phủ điện tử.
Hộp 4.1: Thu hẹp khoảng cách số thơng qua chính phủ điện tử: Các ki-ốt Internet của các cộng đồng ờ khu vực nông thôn Án Độ
Dự án Gyandoot tại miền trung Ấn Độ được bắt đầu vào ngàỵ 01/01/2000 với việc lắp đặt mạng Inưanet nơng thơn, chi phí thấp, kết nối 20 ki-ốt thông tin của làng theo năm khu vực trong huyện. Sau này, thêm nhiều ki-ốt mới được xây dựng. Toàn mạng với 31 ki-ốt phục vụ 311 ủy ban xã, ừên 600 xã với dân số khoảng 0,5 triệu (gần 50% dân số tồn huyện).
Phí sử dụng dịch vụ được thu tại các ki-ốt. Thanh niên địa phương hoạt động như những nhà thầu khoán, điều hành các ki-ốt thông tin này cùng với việc buôn bán thương mại.
Các ki-ốt cung cấp các dịch vụ:
- Thông tin về các mức giá tại trung tâm đấu giá các sản phẩm nông nghiệp;
- Bản sao sổ đất;
- Đăng ký dịch vụ trực tuyến;
- Bồi thường trực tuyến cho các khiếu nại của dân chúng; - Tổ chức đấu giá tại làng - Tính minh bạch của chính phủ.
Các dịch vụ khác được cung cấp tại ki-ốt bao gồm thông báo hôn nhân trực tuyến, thông tin về các chương trình cùa chính phủ, diễn đàn cho học sinh đưa ra các câu hỏi, tham vấn chuyên gia và gửi e-mail (miễn phí đối với các thơng tin về lao động trẻ em, tào hôn, sở hữu đất bất hợp pháp...).
Nhằm nâng cao tính kinh tế, các ki-ốt được phép bán các con tem tòa án của chính phủ và quyền được viết các kiến nghị. Ngồi ra, các chiến dịch nâng cao nhận thức của dân chúng cũng được phát động trong huyện để thúc đẩy sự phát triển của những ki-ốt này.
Các thông tin sản xuất nông nghiệp, sổ đất và các dịch vụ khiếu nại là những đặc điểm thông dụng nhất của các ki-ốt, chiếm khoảng 95% trong việc sử dụng chúng. Một vài ví dụ có thể nêu rõ lợi ích mà các ki-ốt này đem lại đối với nông dân:
- Một đơn khiếu nại giá 10 Ringit đã đem lại nước uống cho một khu gồm 39 hộ;
- Một con bò được bán đấu giá với giá 3000 rupee;
- 256 động vật nuôi trong nhà đã được tiêm vắc-xin trong một ngày sau khi nhận được một bức thư điện tử khấn yêu cầu ừợ giúp;
- Truy cập tìm hiểu các mức giá cả trên thị trường làm cho việc giao dịch kinh doanh hiệu quả hơn;
- Trình độ sử dụng máy tính được nâng cao.
Nguồn: Mansuri B.B., E-GOVERNANCEA Case study of Gyandoot Project
- Phát triển kinh tế cộng đồng, phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và nuôi dưỡng một lực lượng lao động được đào tạo để cộng đồng có thể cạnh tranh trong việc thu hút và giữ lại các doanh nghiệp.
- Đảm bảo nội dung Internet mang đến sự sẵn có của thơng tin liên quan đến cộng đồng, vượt qua được các rào cản về ngơn ngữ và văn hóa, thúc đẩy sự đa dạng về văn hỏa và ngôn ngữ.
- Nuôi dưỡng, hỗ trợ một xã hội học tập suốt đời, phát triển các kỹ năng học tập cho phép tất cả các thế hệ thích ứng với sự thay đổi liên tục.