Xây dựng mục tiêu chính phủ điện tử

Một phần của tài liệu Giáo trình Chính phủ điện tử: Phần 2 (Trang 124 - 129)

I Cung cấp trực tuyến hoàn toàn

CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC NGUYÊN TẮC TRIỂN KHAI Dự ÁN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

5.1.1. Xây dựng mục tiêu chính phủ điện tử

Điểm khởi đầu của xây dựng mục tiêu chính phủ điện tử là việc xây dựng tầm nhìn chính phủ điện tử. Ở đây, tầm nhìn thường được hiểu như là chủ đề trung tâm hoặc các nguyên tắc hướng dẫn hoạt động của tổ chức, ý tưởng về tổ chức sẽ ưở nên như thế nào trong tương lai và thực tế tương lai nào sẽ được theo đuổi đối với tổ chức.

Ví dụ đặc trưng cho báo cáo tầm nhìn là "làm cho mọi người hạnh phúc" từ Walt Disney hay "để tổ chức tất cả các dữ liệu trên thế giới và làm cho nó dễ tiếp cận đối với tất cả mọi người một cách hữu ích" từ Google. Vì vậy, tầm nhìn chỉnh phủ điện tử là hướng dẫn cho chiến lược phát triển chính phủ điện tử.

Bên cạnh đó, tầm nhìn cần thực hiện một chức năng có ý nghĩa, khích lệ, cũng như hướng dẫn hành động. Tùy thuộc vào nội dung, tầm nhìn có thể được phân loại thành bốn nhóm: (1) tập trung vào mục tiêu, theo đuổi một mục tiêu nhà nước trong tương lai, (2) tập trung vào thay đổi, làm thay đổi các nguyên tắc tổ chức cơ bản, (3) tập trung vào đối thủ

cạnh tranh, vượt qua đối thủ cạnh tranh, hoặc (4) tập trung vào vai frị - ttở thành một mơ hình tiêu biểu.

Bên cạnh các khía cạnh nêu trên, đánh giá của người quản trị công liên quan đến sự phát triển tương lai của công nghệ thông tin và truyền thông là đặc biệt quan trọng. Những thay đổi và những bước đột phá cơng nghệ liên quan tới chính phủ điện tử có thể ảnh hưởng đến nhu cầu cung cấp dịch vụ cơng trực tuyến cần được xem xét.

Ngồi tầm nhìn chính phủ điện tử, xây dựng chiến lược chính phủ điện tử đòi hỏi phải xây dựng một tuyên bố sứ mệnh chính phủ điện tử.

Sứ mệnh chính phủ điện tử khác với tầm nhìn ở chỗ nó khơng tập trung

vào một trạng thái ước nguyện tương lai của tổ chức, mà xác định một tuyên bố cốt lõi liên quan đến mục đích, giá trị và chuẩn mực đạo đức của chính phủ điện tử.

Như vậy, định nghĩa của các nguyên tắc cốt lõi xác-định lý do để hệ thống chính phủ điện tử tồn tại cũng như các dịch vụ công cộng được cung cấp. Phương châm này cũng có thể được coi như một biểu hiện của một hệ thống các giá trị hướng dẫn hành động lâu dài, định ra một khuôn khổ hành vi tổ chức phù hợp hoặc cho các bên nội bộ liên quan. Do đó, tun bố sứ mệnh chính phủ điện tử cổ thể được coi như là nguyên tắc hướng dẫn đầu tiên góp phần đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến của công dân và doanh nghiệp.

Dựa trên tầm nhìn và sứ mệnh chính phủ điện tử, bước tiếp theo là rút ra và thực hiện các mục tiêu cụ thể của tổ chức. Bằng cách sử dụng các mục tiêu được xây dựng rõ ràng, sự phát triển dài hạn của tổ chức có thể được ảnh hường tích cực. Do đó, các mục tiêu cụ thể thực hiện vai ưò điều phối trong tổ chức cho phép tập trung các hoạt động công cộng vào chi tiết kỹ thuật lập kế hoạch cụ thể. Trong ngữ cảnh này, các mục tiêu có thể được định nghĩa như là một ý tưởng quy phạm về một trạng thái tương lai của tổ chúc.

Thiết lập mục tiêu hiệu quả địi hỏi phải có hai khía cạnh quan trọng: xây dựng mục tiêu và nội dung mục tiêu. Liên quan đến xây dựng

mục tiêu, các nhà nghiên cứu và các nhà quàn lý thường sử dụng phương pháp xác định các mục tiêu SMART. Ở đây, SMART là từ viết tắt cung cấp các tiêu chuẩn về hướng dẫn thiết lập mục tiêu. Các chữ cái là viết tắt của SMART là: Specific (tính cụ thể - xác định rõ lĩnh vực cần cải tiến), Measurable (tính đo lường - làm cho các mục tiêu có thể định lượng/theo dõi), Assignable (tính trách nhiệm - ghi rõ người chịu ưách nhiệm), Realistic (tính thực tế - mục tiêu cần phải đạt được với các nguồn lực sẵn có) và Time-related (thời gian liên quan - ghi rõ khi nào mục tiêu càn phải đạt được).

Khi xem xét các nội dung mục tiêu, thường khơng có sự đồng thuận chung rõ ràng về vấn đề này vì phụ thuộc vào chiến lược tổng thể và mục tiêu của tổ chức khu vực công tương ứng. Căn cứ vào các mục tiêu chính phủ điện tử nói chung, nên theo nguyên tắc cơ bàn ưong việc cải thiện hiệu quả và hiệu lực của khu vực công, làm giảm mức độ chi tiêu tổng thể và tăng cường trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và khả năng đáp ứng của khu vực công.

Trong bối cảnh này, đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan một cách hiệu lực và hiệu quả có thể được nhìn nhận như là mục đích chính của hành chính cơng, tạo nên việc nhận biết và đánh giá của các bên liên quan về một chủ đề quan trọng cho việc thiết lập mục tiêu chiến lược. Hình 5.1 cho thấy một cái nhìn tổng quan về các nhóm liên quan quan ưọng ưong chính phủ điện tử.

Các bên liên quan đến khu vực công là những người hoặc tổ chức có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi những hành động của khu vực công (công dân, doanh nghiệp, các nhà quản trị công,...). Để xem xét một cách hệ thống các lợi ích của các bên liên quan khác nhau ữong các mục tiêu chính phù điện tử, việc xác định các bên liên quan hoặc có khả năng liên quan là một bước quan trọng đầu tiên.

Do việc tính đến tất cả các nhóm áp lực chính phù điện tử nói chung là khơng mang tính xây dựng, cũng như khơng thực tế, các bên

liên quan đã xác định phải được cụ thể hóa theo mục tiêu và sức mạnh cơ cấu vốn có của họ. Mục tiêu chính của nhiệm vụ này là để xác định các chương trình nghị sự của từng bên liên quan.

Nguồn: Bernd w. Wirtz & Peter Daiser (2015), E-Govemment strategy Process Instruments

Ngoài ra, điều quan trọng là đánh giá, tùy thuộc vào cơ cấu quyền lực của các bên liên quan tương úng, ảnh hưởng tiềm năng mà các bên liên quan có thể phát huy đối với các sáng kiến hoặc tổ chức. Dựa ưên phân tích này, bước cuối cùng là xác định các bên liên quan quan hệ như thế nào đến các mục tiêu chính phủ điện tử tổng thể.

Hộp 5.1: Kổ hoạch triển khai chính phù điện tử giai đoạn 2015-2017 ờ Việt Nam Mục tiêu và các chì tiêu chù yếu

Mực tiêu

Đầy mạnh phát triển chính phù điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quà hoạt động cùa các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vj trí cùa Việt Nam về chính phủ điện từ theo xếp hạng của LHQ. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhá nước trên mơi trường mạng.

Các chì tiêu chủ yếu

- Trong ba năm 2015 - 2017 tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xừ lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phi thực hiện thù tục hành chính.

- Phấn đấu đến hết năm 2016 các bộ, ngành Trung ương có 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ cho phép người sừ dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao d|ch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên mơi trường mạng. Việc thanh tốn lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ (dịch vụ công trực tuyến mức độ 3).

- Phấn đấu đến hết năm 2016, một số dịch vụ công phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp được cung cấp ờ mức độ 3 và cho phép người sừ dụng thanh tốn lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trà kết quà có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sừ dụng (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).

- Cải cách toàn diện cả ba nhóm chỉ số dịch vụ cơng trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (Tll) và nguồn nhân lực (HCI); phấn đấu đến hết năm 2016, Việt Nam nằm trong Nhóm 4 và đến hết năm 2017 nằm trong Nhóm 3 các auốc gia đứng đầu ASEAN về chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI) và Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) của LHQ.

Các nhiệm vụ cụ thể

1. Triển khai các giải pháp để nâng cao cà ba nhóm chỉ số về dịch vụ cơng trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (Tll) và nguồn nhân lực (HCI) theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện từ của LHQ.

2. Xây dựng hệ thống điện từ thông suốt, kết nối và liên thông ván bản điện từ, dữ liệu điện từ từ Chính phủ đến cấp tình, cấp huyện, cấp xâ. Tạo lập mơi trường điện tử để người dân giám sát và đóng góp cho hoạt động của chính quyền các cấp.

3. Thiết lập Cổng dịch vụ cơng Quốc gia tại một địa chì duy nhất trên mạng điện tử (Một cừa điện từ Quốc gia) trên cơ sở hình thành từ các hệ thống thơng tin về: Thù tục hành chính, dân cư, đất đai - xây dựng và doanh nghiệp để cấp phép, thực hiện các thù tục liên quan đến người dân, doanh nghiệp.

4. ứng dụng CNTT gắn kết chặt chẽ với cơng cuộc cải cách hành chính và các nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh; triển khai thực hiện ứng dụng CNTT kết hợp với Hệ thống quàn lý chất lượng ISO (ISO điện tử).

5. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng viễn thông, bào đảm chất lượng đường truyền. Đẩy mạnh triển khai đưa hạ tầng di động và Internet về vùng sâu, vùng xa. Tăng cường bảo đảm an tồn thơng tin, an ninh thơng tin.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chính phủ điện tử: Phần 2 (Trang 124 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)