Nguyên tắc 1: Tập trung nhiều hơn vào “Chính phủ”, ít hơn vào “Điện tử”

Một phần của tài liệu Giáo trình Chính phủ điện tử: Phần 2 (Trang 152 - 153)

I Cung cấp trực tuyến hoàn toàn

CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC NGUYÊN TẮC TRIỂN KHAI Dự ÁN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

5.3.1. Nguyên tắc 1: Tập trung nhiều hơn vào “Chính phủ”, ít hơn vào “Điện tử”

hơn vào “Điện tử”

Cơng nghệ kỹ thuật số có thể đa dạng và hấp dẫn. Một biểu mẫu và một báo cáo chắc chắn ừông ấn tượng hơn trên màn hình máy tính. Nhưng cần phải nhớ rằng đằng sau những biểu mẫu và báo cáo có thể ẩn chứa một vài lớp của bộ máy hành chỉnh quan liêu có khả năng chổng lại một số hoặc tất cả các nguyên tắc quản trị khoa học. Nói cách khác, cần phải bảo vệ chống lại quan liêu điện tử khi nói về chính phủ điện tử. Điều quan trọng, do đó, là tập trung vào “chính phủ” và sử dụng từ "điện tử" cho thích hợp. Quá nhấn mạnh vào từ "điện tử" là một trong những lý do thất bại của đa số các dự án chính phủ điện tử. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi tổ chức “Egov4dev” năm 2002 cho thấy chỉ có 15% các dự án chính phù điện tử ở các nước đang phát triển là thực sự thành cơng, trong khi có 50% là thất bại một phần và 35% là thất bại hoàn toàn24.

Một tập hợp các câu hỏi đầu tiên thường được đưa ra như sau: - Liệu quàn trị lĩnh vực chính phủ điện tử có là cần thiết hay khơng hiện nay hoặc ừong tương lai gần? Chỉ tiếp tục triển khai chính phủ điện tử nếu câu ưả lời là CÀN.

- Các cơ cấu quàn trị hiện tại có là lý tưởng ưên quan điểm cung cấp dịch vụ? Nếu không, những thay đổi cơ bản nào có thể được thực hiện ữong các cấu trúc này để xác định lại các dịch vụ?

- Có thể kết hợp các dịch vụ này với các dịch vụ tương tự khác để đạt được sự đơn giản, tính đồng nhất và tích hợp?

- Có thể làm gì để những người quản lý các dịch vụ ừở nên có ứách nhiệm và minh bạch hơn?

- Sự can thiệp cùa cơng nghệ có hợp lý từ quan điểm chi phí-lợi ích hay khơng?

Nói cách khác, khơng thể bắt đầu với những câu hỏi mang tính tự tin như: "Làm thế nào chúng ta thay thế hệ thống hiện có băng một hệ thống điện tử?", một giả định cho rằng bất cứ cái gì là điện từ đều tốt hơn so với q trình thủ cơng hoặc phi điện tử. Một giả định như vậy thường có thể dẫn đến nhiều “điện tử” mà không mang lại lợi ích cho “chính phủ”.

Sẽ là tốt hơn nếu bắt đầu tin tưởng sớm vào thực hành chính phủ điện tử và hiểu răng công nghệ thông tin chỉ là một phương tiện, mặc dù rất quan ữọng, nhưng khơng phải là bản thân mục đích hướng tới. Mục đích cuối cùng chắc chắn là quản trị tốt. Lòi khẳng định này cần được nêu ra ở đây nhằm cảnh báo việc sử dụng các nguồn lực công khan hiếm để mua sắm các “tài sản” công nghệ thông tin đắt tiền mà không tạo nên sự khác biệt cho công dân hoặc chính phủ. cần hiểu rằng đạt được mục đích cuối cùng mới là điều quan trọng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chính phủ điện tử: Phần 2 (Trang 152 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)