Phân loại các vấn đề đạo đức trong chính phủ điện tử

Một phần của tài liệu Giáo trình Chính phủ điện tử: Phần 2 (Trang 103 - 108)

I Cung cấp trực tuyến hoàn toàn

MỘT SÓ GÓC Độ XÃ HỘI, VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

4.4.2. Phân loại các vấn đề đạo đức trong chính phủ điện tử

Một cách đơn giản, đạo đức trong chính phủ điện tử có thể được định nghĩa là đạo đức trong việc sử dụng các hệ thống chính phủ điện tử, hoặc là để đưa vào hệ thống nội dung cập nhật hoặc lấy nội dung ra từ hệ thống.

Đạo đức trong chính phủ điện tử thuộc lĩnh vực đạo đức học ứng dụng.

Người ta có thể chia các vấn đề đạo đức trong chính phủ điện tử nói riêng, trong mơi trường giao dịch điện tử nói chung thành bốn loại:

- Các vấn đề đạo đức liên quan: tính trung thực, tính tin cậy, sự lừa dối, sự chiếm đoạt bất công, sự khinh suất.

- Các vấn đề đạo đức phụ thuộc: sử dụng virus, hacking, gửi thông điệp rác và thóa mạ, truy cập bất hợp pháp, làm gián đoạn hoặc phá vỡ hệ thống, trộm cắp.

- Các vấn đề đạo đức xác định: độ tin cậy của thơng tin, sự bình đẳng frong tiếp cận (truy cập), công khai thông tin, sự tin cậy, chất lượng và sự hoàn chỉnh.

- Các vấn đề đạo đức cụ thể (đặc thù): sự thơng minh và tính tự chủ, các vấn đề khác.

4.4.2.

L Những vấn đề đạo đức liên quan

Các vấn đề đạo đức liên quan là vấn đề đạo đức nảy sinh khỉ các giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử là không nhất thiết và cũng không đủ để phát sinh các vấn đề đạo đức. Ví dụ về loại này là các hoạt động quảng cáo sai ưái ưên Internet và gian lận trong các giao dịch thương mại điện tử. vấn đề là các hành vi đạo đức phát sinh trên môi trường trực tuyến ở đây cũng không khác gì với các hành vi đạo đức phát sinh trên mơi trường ngoại tuyến. Đặc tính ln lý của hành động này độc lập với thực tế là nó diễn ra frong môi trường điện tử.

Sự phán xét đạo đức ở đây dựa ưên tính tin cậy và trung thực. Đây là những kỳ vọng đặc trưng của môi trường kỉnh doanh ngoại tuyến. Người ta kỳ vọng rằng quàng cáo tự bàn thân là tin cậy, tốt và trung thực. Tương tự như vậy, khi hàng hóa khơng được phân phối, vấn đề đạo đức là một ứong những hành vi “lừa dối”, “chiếm đoạt bất công” hay “khinh suất". Một lần nữa đây là những đặc trưng cho các giao dịch kỉnh doanh khơng phân biệt có xảy ra hay không xảy ra ừong môi trường điện tử. Khơng có gì thuộc về bàn chất của cơng nghệ thơng tin để nói rằng mơi trường cơng nghệ thông tin là đủ hay cần thiết cho việc làm sai đạo đức như vậy phát sinh. Với nghĩa đó, điều này đại diện cho “lớp thấp nhất" của các vấn đề đạo đức trong đó mơi trường điện tử có thể tham gia.

Từ góc độ chính sách, vấn đề được trình bày ở ữên cho thấy rằng khơng cần thiết frong những trường hợp này phải tìm ra bất kỳ biện pháp đặc biệt nào. Các hạn chế thơng thường về hành vi sai trái có thể được dựa vào, chứ không phải là một u cầu để phát triển chính sách hồn tồn mới. Các mơi trường điện tử độc lập với hành vi đó cũng có thể được tính đến.

4.4.2.2. Những vẩn đề đạo đức phụ thuộc

Những vấn đề đạo đức phụ thuộc phát sinh khi các giao dịch được thực hiện băng phương tiện điện tử là cần thiết nhưng không phải là điều kiện đủ. Lý do: thông tin và công nghệ truyền thông là một điều kiện cần thiết cho một vấn đề đạo đức để phát sinh. Nói cách khác, nếu khơng có sự tồn tại của mơi trường điện tử thì một vấn đề đạo đức đặc biệt hoặc các kiểu hành vi sai frái khơng thể xảy ra. Một số ví dụ về hành vi trong thể loại này là sự ra đời của virus, hacking trái phép vào hệ thống, gửi thư rác,...

Bản thân ý niệm về vi rút điện tử đến lượt mình phụ thuộc vào ý niệm về phần mềm và phần mềm đỏ điều khiển hoạt động của máy tính, mà chủ sở hữu khơng hướng dẫn thực thi phần mềm. Virus tự tái tạo bản thân, nhưng cơng nghệ thích hợp là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và lây lan của chúng. Những hành vi sai trái được thực hiện nhờ virus cũng cỏ sự tương tự ừong mơi trường kinh doanh bình thường - các loại “xâm phạm” khác nhau vào các hệ thống. Ví dụ, có thể so sánh hacking với xâm phạm bất hợp pháp, liên quan đến một hình thức ứộm cắp. Tương tự như vậy, có thể xem việc ra đời của một virus như là một loại phá hoại - loại phá hoại chỉ có thể được thực hiện bởi sự tồn tại của xã hội kết nối mạng.

Các hàm ý chính sách là gì? Các công nghệ mới cung cấp tùy chọn bổ sung cho các hành vi đạo đức sai ưái, nhưng những kiểu hành vi đạo đức sai ưái này - nếu có - xảy ra không phải như một điều tất yếu. Chúng phụ thuộc vào sự lựa chọn cá nhân - những kẻ tội phạm, tin tặc, kẻ khởi tạo virus, thư rác vv... có thể hành động khác đi. Các biện pháp phòng

chống và sửa chữa kỹ thuật cổ thể áp dụng (như phần mềm để quét virus), nhưng quan ữọng hơn sẽ là giáo dục đạo đức đối với những người có thể phạm tội.

4.4.2.3. Những vẩn đề đạo đức xác định

Những vấn đề đạo đức được xác định bởi các môi trường điện tử là những vấn đề đạo đức đặc biệt mà các giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử là đủ cho chúng phát sinh. Đây là những vấn đề đạo đức bị ràng buộc bed sự phát sinh, sử dụng các cơng nghệ có liên quan. Ví dụ, vấn đề đạo đức liên quan đến bình đẳng tiếp cận tới các dịch vụ công cộng và thương mại phát sinh có thể được đặt ở đây. Trong bối cảnh cơng nghệ thông tin trở nên phổ biến và đi vào thói quen sử dụng hàng ngày của ngựời dân thì vấn đề tiếp cận được coi là nền tảng của dân chủ kỹ thuật số. Liệu mọi cơng dân có thể tiếp cận được tới các thông tin được lưu trữ tại một cơ sở dữ liệu? Tương tự như vậy có những xung đột nhất định giữa việc tiếp cận, quyền sở hữu và bảo mật.

Các vấn đề xã hội và đạo đức liên quan tới "khoảng cách số" bao hàm cả vấn đề về trách nhiệm đạo đức liên quan đến chất lượng thông tin. Khi một cá nhân tiết lộ thơng tin mang tính chất cá nhân cho một tổ chức hay chính phủ, độ chính xác của thơng tin rõ ràng là một vấn đề đạo đức.

Các môi trường điện tử tạo ra một loại thị trường mới, khác biệt so với thị trường truyền thống (thị trường vật lý). Thị trường kỹ thuật số này tạo khả năng cho các vấn đề đạo đức, đơn giản bởi bản chất của nó, như các vấn đề về độ tin cậy và độ chính xác của thơng tin đặc biệt cho người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến.

Tuy nhiên, những vấn đề này cũng xảy ra trong môi trường phi kỹ thuật số. Các vấn đề về chất lượng và tính đầy đủ của thơng tin cũng là một đặc trưng của thị trường truyền thống, đặc biệt ở các thị trường phức tạp, các sàn phẩm kỹ thuật tinh vi có liên quan. Vì vậy, việc sử dụng mạng điện tử cho các giao dịch không nhất thiết tạo ra các loại vấn đề đạo đức. Các chính sách có thể được áp dụng để giải quyết các vấn đề bất

bình đẳng xã hội ưong việc sử dụng và tiếp cận các công nghệ thông tin- truyền thông, theo lập luận này, cũng là các chính sách mà theo truyền thống được sử dụng để giải quyết các vấn đề phân chia và bất bình đẳng xã hội. Với ý nghĩa đó, "khoảng cách số" chỉ đơn giản là một ánh xạ vào môi trường điện tử của các vấn đề công bằng xã hội đang tồn tại.

4.4.2.4. Những vẩn đề đạo đức đặc thù

Các vấn đề đạo đức đặc thù đối với mơi trường điện tử xuất hiện khi các tính chất điện tử đặc thù của giao dịch là cần và đủ cho các vấn đề đạo đức phát sinh. Ở đây, việc sử dụng cơng nghệ có thể tạo ra các vấn đề đạo đức đặc biệt. Nói cách khác, các vấn đề đạo đức mang tính đặc trưng: không xảy ra bên ngồi các mơi trường điện tử trong một hình thức cụ thể; xuất hiện ngay sau khỉ các ứng dụng cơng nghệ có liên quan được áp dụng. Việc tạo ra các “đại diện tự trị” (autonomous agents), “robot phần mềm” (softbots) phát hành vào mơi trường điện tử, có trí thơng minh và sự tự chủ nhất định, sẽ có thể làm con người phải đổi diện với một số vấn đề đạo đức thực sự mới.

Để hiểu đại diện đạo đức của máy tính, có thể xem xét mơ hình cơ quan đại diện của con người. Cơ quan đại diện của con người (ví dụ: một tài khoản khai thuế, mơi giới chứng khốn...) là một hình thức đại diện trong đó, các cá nhân làm đại diện cho người khác. Cơ quan đại diện theo đuổi lợi ích của khách hàng cũng như các máy tính đảm frách quyền lợi của người sử dụng.

Hệ thống máy tính thực hiện các cơng việc mà cỏ thể có những hậu quả đạo đức và những hậu quả đó có thể tác động trực tiếp đến lợi ích cùa con người. Nếu thực sự các tạo tác công nghệ thể hiện một sự chủ định, thì một yếu tố tác động đạo đức quan trọng phải được tính đến, đó là con người phải đối mặt với các "trường hợp khó khăn”, khi các vấn đề đạo đức thực sự đặc biệt có thể phát sinh. Trong hồn cành như vậy, có thể phải quyết định áp dụng các khái niệm và ý tưởng đạo đức cùa việc làm sai ừái đối với trí tuệ máy tính. Rõ ràng, khi cơng nghệ càng phát triển, các robot đạt được trí thơng minh và tính độc lập ngày càng cao,

tiến gần hơn tới trí thơng minh và tính độc lập của con người, thì các vấn đề đạo đức đặc thù sẽ càng nhiều và càng phức tạp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chính phủ điện tử: Phần 2 (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)