I Cung cấp trực tuyến hoàn toàn
MỘT SÓ GÓC Độ XÃ HỘI, VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
4.3.3. Xây dựng lòng tin của người dân đối vói chính phủ điện tử
điện tử
Niềm tin là một yếu tố quan frọng trong thành cơng của bất kỳ chương trình trực tuyến nào, dù trong lĩnh vực thương mại điện tử hoặc lĩnh vực chính phủ điện tử. Bảo mật và an ninh thông tin là yếu tố then chốt quyết định tạo ra sự tin cậy đối với các hoạt động trực tuyến.
Bảo mật và an ninh thông tin được coi là một mối quan tâm lớn của người sử dụng Internet, là lý do hàng đầu giải thích tại sao nhiều người không sử dụng Internet. Người dân sẽ không cung cấp thơng tin nhân
thân, tài chính và sức khỏe... cho các cơ quan chính quyền để sử dụng hệ thống chính phủ điện tử, trừ khi họ đuợc đảm bảo rằng thông tin sẽ được sử dụng một cách có trách nhiệm và được bảo vệ chống lại sự lạm dụng.
Nội dung Hộp 4.4 dưới đây cho thấy vấn đề bảo mật và an ninh thông tin cá nhân công dân ảnh hưởng như thế nào đối với việc triển khai chính phủ điện tử tại một quốc gia (Nhật Bản).
Hộp 4.4: Hệ thông định danh (ID) quốc gia của Nhật Bản
Các chính quyền địa phương tại Nhật Bản đã bắt đầu đưa các thông tin về công dân của mình vào trang web trung tâm như một phần của mạng đăng kỷ thường trú mới, bất chấp những lời phàn nàn về hệ thống do những lo lắng về sự riêng tư và sự từ chối tham gia cùa một số chính quyền thành phổ.
Với hệ thống mới này, mọi người dân sống tại Nhật Bàn sẽ được cấp một số nhận dạng bao gồm 11 chữ số để sử dụng trong các giao dịch với chính quyền địa phương. Nó thay thế cho hệ thống cũ, theo đó người dân phải có các giấy tờ xác nhận thường trú để chứng minh nơi họ ờ mỗi lần có cơng việc phải giải quyết với chính quyền địa phương. Điều này đòi hỏi người dân phải qua rất nhiều thù tục tốn kém thời gian mỗi khi họ chuyển nơi ờ.
Những thông tin như tên, ngày sinh, giới tính và địa chỉ sẽ nằm trong một file dữ liệu cùa từng người và tất cả các dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ trung tâm của chính phủ. Mục đích cùa hệ thống này là làm cho cuộc sống của người dân và chính quyền thành phố trở nên dễ dàng hơn và được gọi dưới cái tên là mạng Juki. Tại các tồ thị chính trên khắp đất nước Nhật Bản, bạn sẽ được truy cập cơ sở dữ liệu, giao dịch với chính quyền một cách đơn giàn chỉ với việc đánh vào mã số ID của mình.
Tuy nhiên, việc truy cập dễ dàng này cũng dóng lên một hồi chng cảnh báo trên khắp nước Nhật Bản.
Sợ rằng tính riêng tư cùa nhiều cơng dân có thể gặp rủi ro, nhiều chính quyền địa phương đã từ chối kết nối với hệ thống này.
Phản ứng từ các vấn đề liên quan đến sự riêng tư đã được dự đoán trước, nhưng việc một số thành phố từ chối kết nối mạng Juki đã gây bối rối cho chính phủ, những người coi hệ thống này như một phần chủ chốt của kế hoạch “Nhật Bản điện tử".
“Nhật Bản điện tử’ là một chương trình đầy tham vọng nhằm mục tiêu biến Nhật Bàn thành một nước tiên tiến nhất về công nghệ thông tin vào năm 2005. Một trong những mục tiêu chủ yếu cùa hệ thống này là cung cấp trực tuyến nhiều dịch vụ của chính phù, các dịch vụ mà trong đó một cơ sở dữ liệu tập trung về những người dân sống trên nước Nhật Bàn có vai trị đặc biệt quan ừọng.
Theo đề xuất, Luật sẽ nghiêm cấm việc sừ dụng mã số định danh cá nhân đối với bất kỳ ai ngồi bộ phận hành chính và gắn trách nhiệm cho các quan chức chính phủ phải bảo mật thông tin và ngăn chặn việc rị rỉ thơng tin ra bên ngoài.
Nguồn: Barrenechea, Mark J., Jenkins, Tom (2014),
e-Govemment or Out of Government, First Printing, Canada