Xây dựng chiến lưực chính phủ điện tử

Một phần của tài liệu Giáo trình Chính phủ điện tử: Phần 2 (Trang 131 - 134)

I Cung cấp trực tuyến hoàn toàn

CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC NGUYÊN TẮC TRIỂN KHAI Dự ÁN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

5.1.3. Xây dựng chiến lưực chính phủ điện tử

Bước thứ ba của kế hoạch mục tiêu chính phủ điện tử là việc xây dựng chiến lược chính phủ điện tử. Các kết quả đạt được trong các phân tích được tiến hành trước đó liên quan đến tình hình của tổ chức cho phép xác định các chiến lược chính phủ điện tử dự kiến. Với mục đích này, cần thiết có được nhận thức về các tùy chọn chiến lược chính phủ điện tử chung sẵn có - các dịch vụ điện tử có thể được cung cấp từ một tiếp cận chiến lược như thế nào - nhm thc hin mt ỏnh giỏ hỗp lý v xác định chiến lược cuối cùng trong các giai đoạn tiếp theo.

Theo Porter (1985), tồn tại các chiến lược thị trường và chiến lược cạnh tranh tổng quát mà các tổ chức thành công luôn làm theo. Chuyển sang môi trường chính phủ điện tử, điều này có nghĩa là các nhà quản lý nên xem xét các chiến lược cung và cầu để đạt được một kết quả chính phủ điện tử thành công. Trong bối cảnh này, chiến lược cầu tham chiếu

tới các quy trình mà một tổ chức lựa chọn để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan và chiến lược cung tham chiếu tới trọng tâm mà một tổ chức tập trung thực hiện nhằm đạt được lợi thế cạnh ứanh.

Chiến lược cầu chủ yếu liên quan tới vấn đề dịch vụ điện tử nào sẽ được cung cấp và các bên liên quan nào sẽ được đề cập. Ngược lại, chiến lược cung dịch vụ nhăm đạt được một lợi thế cạnh ừanh thông qua việc đạt hiệu quả cao hơn so với các nhà cung cấp khác hoặc thông qua việc khác biệt hóa các dịch vụ điện tử của họ so với các nhà cung cấp khác. Vì vậy, sẽ là hợp lý khi thực hiện theo một frong ba lựa chọn chiến lược phù hợp, được tóm tắt frong Hình 5.3.

Hình 5.3: Chiến lược chính phủ điện tử tồng quát

Nguồn: Bernd w. Wirtz & Peter Daiser (2015), E-Govemment strategy Process Instruments

Các chiến lược CPĐT tổng quát

1 r 1 r 1 f

Chiến lược tập trung

• Nguyên tắc chinh: tập trung vào các dịch vụ điện từ hoặc các hoạt động giá trị cụ thể • Mục tiêu chính: thực hiện hiệu q/lợi thế khác biệt Chiến lược tích hợp • Ngun tắc chính: mờ rộng phạm vi các dịch vụ điện từ * Mục tiêu chính: củng cố và mờ rộng các dịch vụ/các kênh phân phối

Chiến lược mạng lưới

* Nguyên tắc chính: sử dụng sự hợp tác để cung cấp các dịch vụ điện tử • Mục tiêu chính: giảm chi phí ngn lực và tối ưu hóa việc tiếp cận tới các năng iực bổ sung

(1) Chiến lược tập trung

Trong khuôn khổ của chiến lược tập trung, một hệ thống chính phủ điện tử được đặt ra cho một khu vực hoặc một hệ thống các dịch vụ điện tử cụ thể, trong đó tổ chức cố gắng đạt được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực cùa mình. Đây là hình thức chiến lược cho phép đạt được hiệu quả hoặc lợi thế khác biệt. Một chiến lược tập trung có thể có ý nghĩa frong

mơi trường phức tạp và sáng tạo nếu như các năng lực cốt lõi của tổ chức tạo điều kiện cho một vị trí dẫn đầu trong khu vực giá trị tương ứng.

Lựa chọn chiến lược này có thể được xem như là một bước chuyển tiếp đối với các cơ quan công quyền mới bắt đầu với hệ thống chính phủ điện tử và muốn nhanh chóng giải quyết nhu cầu của các bên liên quan cụ thể nhằm tạo ra lưu lượng dịch vụ điện tử trên các máy chủ của họ. Chiến lược này được sử dụng bởi nhiều doanh nghiệp Internet frong giai đoạn khởi đầu. Một ví dụ nổi tiếng về điều này là trường hợp Google hay Yahoo thời gian đầu tiên chỉ cung cấp một cơng cụ tìm kiếm để đạt được sự hiện diện ưên thị trường trước khỉ triển khai cung cấp thêm các dịch vụ điện tử khác, như dịch vụ tin tức, email, tài chính hoặc dịch vụ vị trí.

(2) Chiến lược tích hợp

Chiến lược tích hợp - ngược lại với chiến lược tập trung - hướng tới mục tiêu mở rộng phạm vi các dịch vụ điện tử. Chiến lược này có thể được thực hiện thơng qua sự phát triển độc lập sử dụng nguồn lực bên ưong, sử dụng nguồn lực bên ngoài hoặc kết hợp cả hai nhằm tạo lập các dịch vụ mới (mở rộng bên trong) hoặc mua lại của các nhà cung cấp hiện tại (mở rộng bên ngồi).

Lựa chọn chiến lược này có thể được sử dụng để khai thác năng lực cốt lối hiện tại cùa một tổ chức và để giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp khác. Trong trường hợp chính phủ điện tử, chiến lược tích hợp chủ yếu nhằm đáp ứng với hội nhập ngang, mở rộng phạm vi dịch vụ điện tử của họ trên các đối tượng hành chính khác nhau. Hiện nay, có thể nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ và mở rộng các dịch vụ điện tử công cộng từ các nhà cung cấp tư nhân và công cộng khác nhau.

(3) Chiến lược mạng lưới

Bên cạnh các chiến lược tập trung và tích hợp, chiến lược mạng lưới là một lựa chọn chiến lược bổ sung. Nguyên tắc cơ bản của chiến lược mạng lưới là sự hình thành của hai hay nhiều tổ chức hợp tác làm việc cùng nhau trên một dịch vụ hay một quá trình cụ thể. Những hình

thức này có thề được quan sát thấy theo chiều ngang, chiều dọc và chiều sâu. Các tổ chức hợp tác theo chiều ngang được gọi là liên minh chiến lược, trong khi hợp tác định hướng theo chiều dọc và chiều sâu được gọi là các mạng lưới chiến lược. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp các tổ chức này tồn tại độc lập về mặt pháp lý.

Chiến lược mạng lưới cho phép các tổ chức được hường lợi từ cả hai chiến lược tập trung và tích hợp. Thứ nhất, vì các đối tác mạng khác nhau có thể tập trung, phát triển và mang lại năng lực cốt lõi của họ; và thứ hai, bởi vì cấu trúc mạng lưới hỗ trợ việc tích hợp các nhà cung cấp dịch vụ chuyên mơn hóa có kỹ năng cao. Hơn nữa, chiến lược mạng lưới cho phép các tổ chức theo kịp nhịp độ đổi mới ngày càng tăng do phát triển dịch vụ hoặc sản phẩm có thể được các đối tác khác nhau hợp tác thực hiện.

Bên cạnh các cơ hội, chiến lược mạng lưới cũng có thể mang đến những rủi ro, chẳng hạn như mất bí quyết cơng nghệ, tính tự do hành động của các đối tác hay hành vi khơng thể đốn trước của các tổ chức cạnh tranh. Bên cạnh đó, các mạng có xu hướng khơng ổn định, có thể dẫn đến sự không chắc chắn giữa các tổ chức liên quan và có thể phức tạp hóa sự phổi hợp và hợp tác giữa các đối tác trong dài hạn.

Tóm lại, các chiến lược tập trung, tích hợp và mạng lưới cỏ các lợi thế đa dạng, nhưng cũng có thể làm phát sinh các vấn đề và khó khăn nếu khơng được áp dụng một cách hợp íý. Vì vậy, việc dẫn ra và đảnh giá các lựa chọn chiến lược cần phải dựa ứên sự phân tích tình huống hiện tại, tồn diện và thực hiện cẩn trọng, có tính đến các yếu tố bên trong và bên ngoài liên quan và phù hợp. Đây là cơng việc mang tính nền móng quan trọng để lựa chọn chiến lược chính phủ điện tử.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chính phủ điện tử: Phần 2 (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)