HẠN CHẾ SỰ BIẾN ĐỘNG NHÂN SỰ BẰNG VIỆC CHUẨN BỊ CÁC

Một phần của tài liệu CÔNG tác tạo ĐỘNG lực CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại KHO bạc NHÀ nước hậu GIANG (Trang 113 - 124)

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỊ

Thật khó có thể phủ nhận rằng người lao động tại Hậu Giang luôn có sự so sánh giữa hai môi trường làm việc Hậu Giang và thành phố Cần Thơ, trong khi hai trung tâm này chỉ cách nhau khoảng 60km, nhưng sự phát triển về cơ sở vật chất hạ tầng, y tế, giáo dục…lại chênh lệch nhau khá xa. Do Cần Thơ từng là tỉnh lỵ, đã hình thành và phát triển lâu đời, các cơ quan ban ngành – nhân sự cho khối hành chính nhà nước đã đi vào ổn định vì thế những người lao động, nhất là lao động trẻ, khó có thể tìm ngay được công việc trong các cơ quan hành chính tại Cần Thơ nên họ tìm đến các tỉnh mới thành lập, nhân sự còn thiếu như Hậu Giang. Sau khi đã “vào được biên chế” của tỉnh Hậu Giang họ tìm cách xin chuyển công tác về thành phố Cần Thơ hoặc các tỉnh khác. Nếu tình trạng này tiếp tục sẽ gây ra sự thiếu hụt nhân sự cho tỉnh Hậu Giang, trong đó có KBNN Hậu Giang. Để phần nào hạn chế hiện tượng trên thiết nghĩ từ khâu tuyển dụng KBNN Hậu Giang cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Hộ khẩu của người xin tuyển dụng: Tỉnh Hậu Giang nói chung và KBNN Hậu Giang nói riêng luôn khuyến khích người lao động có năng lực từ nơi khác đến làm việc, nhưng cần ưu tiên xem xét những đối tượng tại địa phương để giảm khả năng xin chuyển công tác trong tương lai.

- Cần công khai chế độ lương, đãi ngộ, thu nhập khác trong hệ thống KBNN một cách rõ ràng khi đối tượng tuyển dụng đến nộp hồ sơ xin tuyển dụng để họ có sự cân nhắc, trước khi quyết định nộp đơn.

- Nếu họ chấp nhận cần quy định rõ và yêu cầu họ cam kết thời gian phục vụ cho ngành tối thiểu sau khi được tuyển dụng.

- Xây dựng và tìm kiếm nguồn lao động bổ sung bằng cách công khai thông tin về môi trường làm việc của đơn vị, tiếp nhận sinh viên thực tập, tiếp nhận công chức xin chuyển đến.

- Sẵn sàng ký quyết định thôi việc cho những công chức có ý định chuyển công tác và yêu cầu họ bồi thường nếu vi phạm thời gian cam kết lao động.

Với những đề xuất trên hy vọng trong tương lai tình hình nhân sự của KBNN Hậu Giang sẽ ổn định, không còn hiện tượng công chức rời khỏi ngành do điều kiện kinh tế hay các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ quản lý, KBNN Hậu Giang sẽ trở thành cơ quan hành chính nhà nước kiểu mẫu: tận tụy, nhanh chóng, hiện đại trong công tác phục vụ nhân dân.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Mục tiêu của việc tạo ra nhiều hình thức động viên người lao động của Lãnh đạo KBNN Hậu Giang là muốn người lao động hiểu được ý nghĩa, vai trò công việc, sự đóng góp của họ đối với sự phát triển của quê hương họ. Với các giải pháp được đề ra, Lãnh đạo đơn vị nên duy trì các hình thức động viên đã thực hiện từ trước đến nay, đồng thời nghiên cứu các hình thức động viên mới để hoàn thiện hơn các khía cạnh cần động viên, làm cho người lao động ngày càng thêm yêu quý công việc, yêu quý tổ chức mà họ đang gắn bó. Từ đó cảm thấy công việc mà họ đang đảm nhận thực sự có ý nghĩa rất lớn với xã hội, họ sẽ cảm thấy tự hào với công việc đang làm nên ra sức làm việc để đạt hiệu quả cao nhất. Một khi họ yêu quý công việc, môi trường làm việc tốt, chắc chắn họ sẽ có mong muốn gắn bó lâu dài với tổ chức đó để được làm công việc mà họ thấy yêu thích, thấy tự hào.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ thực tiễn các hoạt động mà lãnh đạo KBNN Hậu Giang đã hướng đến người lao động trong thời gian qua tác giả đã nảy sinh ý tưởng thực hiện một đề tài nghiêm túc để đánh giá hiệu quả thực tiễn những hoạt động đó bằng cách tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của người lao động đang làm việc tại KBNN Hậu Giang. Đề tài là kết quả của việc vận dụng kiến thức lý thuyết quản trị để phân tích hoạt động quản trị cụ thể của một đơn vị hành chính sự nghiệp mà cụ thể là công tác tạo động lực cho người lao động bằng cách kiểm chứng thực tế sự cảm nhận của người lao động về những gì mà lãnh đạo đơn vị đã làm để tà đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để lãnh đạo đơn vị nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực đã thực hiện bằng cách đáp ứng các yêu cầu của người lao động dựa trên những kết quả nghiên cứu thực tế.

Cơ sở dữ liệu chính được sử dụng để thực hiện đề tài là bảng phỏng vấn dưới hình thức trắc nghiệm, cơ sở để lập bảng câu hỏi và câu trả lời dựa vào những quan sát mà tác giả thu thập được từ những người đồng nghiệp trong đơn vị. Bảng câu hỏi được xây dựng và thu thập câu trả lời của người lao động trong vòng 4 tháng đầu năm 2011 và là cơ sở quan trọng để tác giả tiến hành hoàn chỉnh đề tài trong năm 2011.

Kết quả quan trọng của quá trình nghiên cứu là đề tài đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của lãnh đạo KBNN Hậu Giang và đông đảo người lao động; số mẫu thu về đạt trên 80% số mẫu phát ra, chất lượng câu trả lời đúng với ý đồ thực hiện của tác giả đã đại diện cho trên 80% người lao động đang làm việc tại đơn vị vì thế có thể hoàn toàn tin tưởng vào giá trị xác thực của kết quả nghiên cứu. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho những ai thực sự quan tâm đến KBNN Hậu Giang, đến những gì mà lãnh đạo đơn vị đã thực hiện trong thời gian qua và những gì mà người lao động nơi đây đang quan tâm. Đây không chỉ là cơ sở để những nhà quản trị, những nhà lãnh đạo tương lai của đơn vị tham khảo định hướng cho quá trình phát triển của đơn vị trong tương lai mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm kiếm những giải pháp giữ chân người lao động để họ gắn bó lâu dài với công việc hành chính công khi mà tình hình lạm phát luôn ở mức cao đời sống người công chức còn nhiều khó khăn vất vả.

Tuy vậy trong quá trình thực hiện tác giả vẫn gặp không ít khó khăn. Đó là sự hạn chế về tài liệu tham khảo; đề tài thực hiện hoàn toàn mới tại đơn vị nên tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế; hình thức thực hiện cũng hoàn toàn mới tại đơn vị nên

đã gây không ít bất ngờ cho người được phỏng vấn do đó tác giả phải dành nhiều thời gian giải thích cho người lao động về ý nghĩa của việc thực hiện đề tài để người lao động có thể trả lời một cách khách quan nhất những suy nghĩ của họ. Hơn nữa đề tài thực hiện theo tiêu thức định tính là chủ yếu, các câu trả lời được đánh giá theo hình thức trắc nghiệm nên chưa đánh giá hết tất cả tâm tư nguyện vọng của người lao động. Vì thế đề tài sẽ còn là vấn đề mở để những ai quan tâm có thể tiếp tục phát triển thêm việc nghiên cứu về lĩnh vực này.

KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy Lãnh đạo KBNN Hậu Giang rất quan tâm đến tạo động lực cho người lao động của đơn vị yêu mến và hăng say làm việc, người lao động cũng đánh giá cao những gì mà lãnh đạo đơn vị đã làm cho họ. Tuy nhiên Lãnh đạo KBNN Hậu Giang cũng cần chú ý theo dõi các chỉ đạo, các chủ trương nhằm động viên người lao động có được thực hiện thống nhất từ tỉnh đến huyện hay không. Đối với KBNN huyện, Lãnh đạo đơn vị cần quan tâm hơn đến đời sống cá nhân, các hoạt động vui chơi giải trí cho người lao động. Trước khi phân công lao động, cần tham khảo ý kiến của người lao động nhiều hơn nữa. Đối với KBNN tỉnh cần quan tâm đến đối tượng công chức có tuổi đời còn trẻ, có trình độ vì đối tượng này quan tâm nhiều đến cơ hội thăng tiến và thu nhập cao trong tương lai. Mặc dù vậy, đối với nguồn kinh phí hạn chế, việc tìm kiếm các biện pháp để tăng thu nhập cho người lao động thường phụ thuộc nhiều vào các chính sách mà nhà nước quy định, vì thế đơn vị nên tập trung nhiều hơn vào các hình thức có thể tạo ra động lực cho người lao động thông qua giá trị tinh thần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính (2003), Quyết định 232/QĐ – BTC ngày 29 tháng 12 năm 2003 của

Bộ Tài chính về việc thành lập KBNN Hậu Giang trực thuộc Bộ Tài chính, (1) tr.1.

2. Bộ Tài Chính (2003), Quyết định số 1441/QĐ-BTC ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính về việc Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước áp dụng trong các cơ quan

nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính.

3. Chính Phủ (2005), Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

4. Cục Thống kê Hậu Giang (2011), Niên giám thống kê 2010.

5. Kho bạc Nhà nước (2010), Quyết định 163/QĐ-KBNN ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Kho bạc Nhà nước, quy định nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

6. Kho bạc Nhà nước (2003), Quyết định 164/QĐ-KBNN ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Kho bạc Nhà nước, quy định nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng trực thuộc KBNN tỉnh.

7. Kho bạc Nhà nước (2009), công văn số 2088/KBNN-TCCB ngày 13 tháng 11 năm 2009 của Kho bạc Nhà nước về việc nâng bậc lương trước hạn do lập thành tích xuất sắc.

8. Kho bạc Nhà nước Hậu Giang (2011), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện cơ chế quản lý Tài chính - Biên chế giai đoạn 2009-2013 và những đề xuất nhằm xây dựng cơ

chế quản lý Tài chính - Biên chế giai đoạn 2014-2020.

9. Kho bạc Nhà nước Hậu Giang (2004), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2004.

10. Kho bạc Nhà nước Hậu Giang (2005), Báo cáo hoạt động Kho bạc Nhà nước Hậu Giang năm 2005.

11. Kho bạc Nhà nước Hậu Giang (2006), Báo cáo Tổng kết hoạt động Kho bạc Nhà nước Hậu Giang năm 2005.

12. Kho bạc Nhà nước Hậu Giang (2007), Báo cáo Tổng kết hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008.

13. Kho bạc Nhà nước Hậu Giang (2008), Báo cáo Tổng kết hoạt động Kho bạc Nhà nước Hậu Giang năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009.

14. Kho bạc Nhà nước Hậu Giang (2009), Báo cáo Tổng kết hoạt động Kho bạc Nhà nước Hậu Giang năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010.

15. Kho bạc Nhà nước Hậu Giang (2011), Báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.

16. NXB thành phố Hồ Chí Minh(2005), Từ điển tiếng Việt phổ thông.

17. Trường bồi dưỡng cán bộ Tài chính (2008), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo đương chức, quy hoạch cấp cục và tương đương

18. Robert Heller (2006), Động viên nhân viên, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 19. PGS.TS. Trần Kim Dung (2010), Quản Trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

20. Th.s. Nguyễn Ngọc Nga (2011), “Một số giải pháp nhằm thu hút công chức kho

bạc nhà nước địa phương”, Đề án nghiên cứu ứng dụng.

21. Nguyễn Khoa Khôi – Đồng Thị Thanh Phương (2006), Quản trị học, (2) tr.119,125, NXB LĐ-XH.

22. Nguyễn Thị Minh Phương (2009), Tạo động lực làm việc cho người lao động tại

công ty LG Electronics Việt Nam, Luận văn thạc sĩ.

23. Ts. Phan Quốc Việt, Th.s. Nguyễn Huy Hoàng (2010), “Tạo động lực làm việc”

http://www.360-books.com

24. Hoanglichthiep@gmail.com/”Tạo động lực làm việc cho nhân viên”/. www.tailieu.vn

PHẦN PHỤ LỤC BẢNG KHẢO SÁT

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HẬU GIANG

Bảng khảo sát này được thực hiện nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu làm luận văn vì vậy anh (chị) vui lòng trả lời một cách khách quan mà không cần ghi tên người trả lời. Anh chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu X vào các mục được chọn.

THÔNG TIN CÁ NHÂN:+

1. Anh (chị) vui lòng cho biết giới tính, năm sinh của mình? Nam Nữ Năm sinh:………

2. Thời gian Anh (chị) đã công tác tại Kho bạc Hậu Giang là: … ..năm .. …………tháng?

3. Anh chị hiện đang cư ngụ tại:

a. Nhà riêng

b. Nhà tập thể cơ quan c. Nhà trọ

d. Sống cùng nhà cha mẹ

4. Anh (chị) đã lập gia đình hay còn độc thân?

a. Có gia đình b. Độc thân

5. Nếu đã có gia đình vui lòng cho biết số con mà anh (chị) có? ……..con (Nếu còn độc thân, bỏ qua câu hỏi này và trả lời các câu hỏi tiếp theo)

6. Chức danh hiện tại của anh chị là:

a. Giám đốc, phó giám đốc: - KB tỉnh - KB huyện

b. Trưởng, phó phòng: - KB Tỉnh - Kế toán trưởng KB huyện c. Chuyên viên: - KB tỉnh - KB huyện

d. Kế toán viên: - KB tỉnh - KB huyện f. Nhân viên: - KB tỉnh - KB huyện

7. Anh (chị) vui lòng cho biết trình độ học vấn của mình:

a. Đã tốt nghiệp Phổ thông trung học b. Đã tốt nghiệp đại học c. Đã hoàn thanh chương trình Cao học

8. Để gắn bó lâu dài với tổ chức anh chị mong muốn tổ chức đó mang lại cho các anh (chị) (có thể chọn 1 trong nhiều ý):

- Thu nhập cao

- Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc tốt

- Môi trường làm việc vui vẻ, thân thiện, đoàn kết - Công việc thú vị, đúng sở trường.

- Công việc mang lại cơ hội thăng tiến

- Lãnh đạo quan tâm và đối xử công bằng với nhân viên - Được đánh giá đúng người, đúng việc

- Tất cả các ý trên

9. Anh (chị) vui lòng cho biết anh chị có làm kinh tế phụ không?

a. Có b. Không

10. Anh chị vui lòng cho biết nguồn thu nhập chính của anh (chị) là:

a. Lương

b. Làm kinh tế phụ

11. Cơ quan của anh chị có thực hiện công tác nào để cải thiện điều kiện làm việc, tăng thu nhập cho nhân viên không?

a. Đã từng thực hiện b. Đang thực hiện

c. Chưa bao giờ thực hiện

12. Cơ quan của anh chị có quan tâm đến việc cải thiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc nơi anh chị công tác kg?

a. Rất quan tâm b. Quan tâm c. Chưa quan tâm

13. Anh (chị) có hài lòng với trang thiết bị làm việc hiện có không?

a. Rất hài lòng b. Tạm hài lòng c. Chưa hài lòng

14. Ban Lãnh đạo có quan tâm, tạo điều kiện về nơi ăn, chốn ở để anh chị làm việc tốt không?

a. Rất quan tâm b. Quan tâm c. Chưa quan tâm

15. Nếu được một nơi khác mời làm việc với mức lương cao hơn, anh chị có muốn chuyển công tác không?

a. Có b. Không

Lý do:……….

16. Anh chị có nhận xét gì về đồng nghiệp xung quanh các anh chị ?

a. Đồng nghiệp tôi rất tốt bụng, vui vẻ, quan tâm đến lợi ích tập thể b. Đồng nghiệp tôi là những người chăm chỉ, trung thực

c. Đồng nghiệp tôi chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân d. Tôi không để ý nhiều đến họ

17. Sự phối hợp giữa anh chị và đồng nghiệp công công việc là?

a. Rất tốt b. Khá tốt

c. Không tốt lắm

18. Theo các anh chị Ban lãnh đạo có phân công công việc dựa trên sở trường, nguyện vọng của nhân viên không?

a. Ban Lãnh đạo luôn tham khảo ý kiến của nhân viên trước khi phân công nhiệm vụ

b. Ban Lãnh đạo tự quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của nhân viên

Một phần của tài liệu CÔNG tác tạo ĐỘNG lực CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại KHO bạc NHÀ nước hậu GIANG (Trang 113 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)