Về trình độ chuyên môn và độ tuổi

Một phần của tài liệu CÔNG tác tạo ĐỘNG lực CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại KHO bạc NHÀ nước hậu GIANG (Trang 49 - 52)

Đến cuối năm 2011, KBNN Hậu Giang có 134 biên chế, trong đó 132 công chức và 02 hợp đồng lao động theo Nghị định 68/NĐ-CP của Chính phủ. Về trình độ chuyên môn: Thạc sỹ: 04, chiếm 2,9%; Đại học: 92, chiếm 68,7%; Cao đẳng, trung cấp: 21, chiếm 15,7% và chưa qua đào tạo (bao gồm bảo vệ, tạp vụ) là 17, chiếm 12,7%.

Về Cơ cấu ngạch: Chuyên viên chính: 11, chiếm 8,2%; Chuyên viên và tương đương: 66, chiếm 49,3%; Cán sự và tương đương: 24 chiếm 17.9%; còn lại ngạch nhân viên là 33, chiếm 24.6%. Trên cơ sở biên chế và nhiệm vụ được KBNN giao, KBNN Hậu Giang đã phân bổ cho các phòng và KBNN các huyện sát với tình hình thực tế. Tuy nhiên số biên chế thực tế so với biên chế được giao còn thiếu, từ đó phần lớn cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc, ít nhiều có ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.

1 63 27 15 4 92 21 17 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Thạc sĩ Đại Học Trung Cấp, cao đẳng Chưa qua đào tạo Trình độ S n g ư i Năm 2004 Năm 2011

(Nguồn: phòngTổ chức Cán bộ - KBNN Hậu Giang)

Hình 2.5: Biểu đồ biểu diễn trình độ chuyên môn của người lao động tại KBNN Hậu Giang năm 2004 và 2011

Trong tổng số 134 người lao động trong hệ thống KBNN Hậu Giang (gồm công chức văn phòng tỉnh và tại các kho bạc huyện, thị xã trực thuộc), số người có độ tuổi:

- Dưới 30: là 36 người, chiếm 26,86%. - Từ 30 - 50 tuổi: 91 người, chiếm 67,91%. - Từ 50 tuổi trở lên: là 7 người, chiếm 5,22%.

Từ số liệu trên có thể thấy, công chức, người lao động trong hệ thống KBNN Hậu Giang đa số là những người có tuổi đời còn trẻ, có trình độ chuyên môn. Do đặc thù của ngành đòi hỏi lực lượng lao động phải được đào tạo chuyên sâu hơn về chuyên môn nghiệp vụ cho phù hợp với từng lĩnh vực công việc được phân công nên đơn vị phải thường xuyên tổ chức hoặc cử người tham gia các khóa đào tạo ngắn về nghiệp vụ. Vì đa số là lao động trẻ nên rất dễ bị tác động bởi môi trường khách quan khi tự cho rằng công việc khác có thu nhập cao hơn, thú vị hơn rồi dễ dàng quyết định thay đổi công việc. Vì thế nếu không có những ràng buộc rõ ràng, cụ thể các đối tượng này sau khi được đào tạo nếu công việc và những khoản đãi ngộ của đơn vị không thỏa đáng hoặc không kịp thời, họ sẽ lại rời bỏ công việc hiện tại để tìm công việc khác sẽ dẫn đến hiện tượng lãng phí kinh phí tuyển dụng, đào tạo và mất ổn định trong công tác tổ chức của đơn vị.

Với số công chức trước đây được điều động từ Cần Thơ đa số là những người đã có nhà cửa, gia đình ổn định tại Cần Thơ, khi được phân công về công tác tại Hậu Giang, được lãnh đạo KBNN Cần Thơ (cũ) hứa hẹn sẽ nhận trở về nên cũng ảnh hưởng đến việc ổn định đội ngũ cán bộ chủ chốt tại KBNN Hậu Giang.

2.2.2.Tính chất công việc

Nếu xét về tính chất công việc thì tất cả các phòng, bộ phận nghiệp vụ trong hệ thống KBNN Hậu Giang có thể được chia thành 2 nhóm công việc có tính chất khác nhau: nhóm công việc mang tính chất “đối ngoại” và nhóm công việc mang tính chất đối nội”.

Nhóm thực hiện công việc mang tính chất “đối ngoại” làm những công việc có liên quan đến việc giao tiếp với là các tổ chức, cá nhân có quan hệ với ngân sách với kho bạc nhà nước, nhóm công việc này thuộc về các phòng: kế toán, kiểm soát chi, giao dịch, kho quỹ (ở kho bạc huyện là bộ phận kế toán, kiểm soát chi, kho quỹ). Để hoàn thành công việc này đòi hỏi những cán bộ công chức thuộc các phòng và bộ phận trên phải am hiểu những quy định của pháp luật về các chế độ liên quan đến hoạt động

thu, chi ngân sách nhà nước; có khả năng xử lý các tình huống thực tế phát sinh trong quá trình vận dụng những quy định của pháp luật vào thực tiễn một cách hợp lý và hợp pháp. Mặt khác, trong quá trình giao tiếp đòi hỏi người công chức thuộc các bộ phận này phải có kỹ năng và vận dụng một cách khéo léo trong từng trường hợp, từng đối tượng giao tiếp khác nhau bởi kho bạc nhà nước là cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước, là nơi tập trung tất cả các nguồn thu cho ngân sách nhà nước và có nhiệm vụ giải quyết tất cả các khoản chi thuộc ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. Do đó nguồn tiền mà kho bạc nhà nước đang giữ có liên quan và ảnh hưởng đến rất nhiều các đối tượng khác nhau, nếu người cán bộ kho bạc không khéo léo trong quá trình giao tiếp sẽ dễ tạo ra sự tâm lý kho bạc là cơ quan độc quyền, là cơ quan duy nhất có quyền “ban phát” nguồn tài chính cho các cơ quan hành chính khác nên dễ gây bất bình trong quần chúng nhân dân. Vì thế, công chức đảm nhận nhiệm vụ ở các bộ phận này không những có tài mà còn phải rèn luyện cái tâm để ý thức được trách nhiệm, vai trò của ngành và bản thân đối với sự phát triển chung của đất nước.

Nhóm còn lại làm công việc không giao tiếp trực tiếp với các tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị mà tập trung vào các vấn đề liên quan trực tiếp đến nội bộ đơn vị gọi là nhóm công việc mang tính chất “đối nội”. Ví dụ: bộ phận Tổ chức cán bộ chỉ thực hiện những công việc liên quan đến tuyển dụng, lương thưởng, theo dõi, đánh giá thành tích của từng cá nhân, nội bộ phòng, đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; Bộ phận Tài vụ chỉ thực hiện những công việc liên quan đến lương thưởng, các khoản tài chính phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của KBNN Hậu Giang… Tuy rằng công việc mang tính chất đối nội ít liên quan và không ảnh hưởng nhiều đến các tổ chức, đơn vị ngoài ngành như bộ phận “đối ngoại” nhưng những công việc mà bộ phận “đối nội” thực hiện lại có ảnh hưởng đến tất cả các cá nhân đang làm việc trong hệ thống kho bạc từ tỉnh đến huyện. Những công việc mà bộ phận này thực hiện có thể có khả năng thúc đẩy tất cả các cá nhân ở các bộ phận khác hăng say làm việc hơn, thực hiện vai trò, sứ mệnh, nhiệm vụ của mình tốt hơn và ngược lại, chỉ cần một trong bộ phận thực hiện không tốt nhiệm vụ “đối nội” của mình sẽ dễ dàng gây ra tâm lý chán nản ảnh hưởng không tốt đến tất cả các bộ phận khác trong hệ thống.

Vì thế dù là mỗi bộ phận “đối nội” hay “đối ngoại”có vai trò và nhiệm vụ khác nhau, nhưng kết quả của bộ phận này đều ảnh hưởng đến bộ phận kia và ảnh hưởng

đến hình ảnh chung của ngành kho bạc. Do đó dù người công chức được phân công ở bộ phận nào đi nữa thì cũng phải hiểu được tính chất và ảnh hưởng công việc mà mình đang đảm nhận đến nhiệm vụ chung của đơn vị.

Một phần của tài liệu CÔNG tác tạo ĐỘNG lực CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại KHO bạc NHÀ nước hậu GIANG (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)