gian qua
Bên cạnh những nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo KBNN Hậu Giang trong việc tạo mọi điều kiện, phương tiện làm việc, các hình thức hỗ trợ tối đa trong khả năng cho phép của đơn vị thì KBNN Hậu Giang cũng không tránh được hiện tượng công chức bỏ ngành hoặc chuyển công tác về địa phương khác. Từ năm 2004 đến cuối năm 2007, KBNN Hậu Giang chỉ tuyển dụng, tiếp nhận thêm lao động, không có trường hợp xin chuyển công tác hay nghỉ việc, nhưng từ năm 2008 đến tháng 10 năm
2011 đã có 25 trường hợp công chức, người lao động xin chuyển công tác sang Kho bạc tỉnh khác hoặc rời khỏi ngành (trung bình khoản 6 người/năm – chiếm gần 5% biên chế được giao hằng năm). Cụ thể:
- Nghỉ việc (rời khỏi ngành): 14 người. - Chuyển công tác: 11 người.
Trong đó có 01 phó giám đốc Kho bạc tỉnh, 05 lãnh đạo là cấp trưởng, phó phòng, còn lại là công chức và lao động hợp đồng.
Nguyên nhân:
- Một phần trong số những người này trước đây được điều động từ Cần Thơ về công tác tại KBNN Hậu Giang, khi đó Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Cần Thơ có hứa sau một thời gian thực hiện công tác điều động sẽ tiếp nhận trở về nên khi hết thời gian công tác tại Hậu Giang họ xin chuyển công tác về Cần Thơ.
- Nguyên nhân khác là vị trí địa lý. KBNN Hậu Giang không giới hạn về hộ khẩu của người nộp đơn khi tuyển dụng nên có nhiều lao động đến từ nhiều miền quê khác nhau trong cả nước. Ngoài các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long còn có công chức có gia đình ở miền Trung, miền Bắc nên khi công tác một thời gian, họ xin chuyển công tác về quê hoặc rời khỏi ngành để về với gia đình họ hàng mà trường hợp này là lý do chính đáng nên KBNN Hậu Giang không thể không giải quyết theo nguyện vọng cho những trường hợp trên.
- Số còn lại là những công chức có tuổi đời trẻ, được đánh giá là có khả năng làm việc tốt, nhưng sau vài năm công tác lại xin rời khỏi ngành, chuyển công tác sang ngành khác như: ngân hàng, công ty tài chính, làm kinh tế tư nhân… có thu nhập cao hơn.
Trong khi đó, công việc cụ thể của từng lĩnh vực, bộ phận trong ngành kho bạc đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm làm việc thực tế rất lớn trong khi các trường đại học ở nước ta chưa có một chương trình đào tạo cụ thể nào về nghiệp vụ kho bạc nên sinh viên sau khi ra trường, được tuyển dụng vào kho bạc có thể bắt tay vào làm việc ngay nếu không có những khóa đào tạo chuyên sâu về ngành. Hơn nữa, với chủ trương “khoán kinh phí và biên chế” theo khối lượng công việc thực tế, hiện tượng công chức bỏ việc, rời khỏi ngành sẽ khiến cho KBNN Hậu Giang phải loay hoay với công tác xin biên chế, xét tuyển, thi tuyển, làm tốn nhiều thời gian, chi phí của Nhà nước và của người đăng kí. Mặc khác, khi cơ cấu tổ chức về nhân sự của đơn
vị không được ổn định, Ban Lãnh đạo phải thường xuyên cân nhắc, lựa chọn đối tượng phù hợp để tiếp nhận phần công việc của người chuyển đi; còn người ở lại, bình thường công việc của họ đã nhiều, nay phải cán đáng thêm phần việc của người khác ít nhiều làm cho họ cảm thấy quá tải, nhất là vào những ngày cuối năm, những dịp lễ tết, lượng giao dịch lớn, thì áp lực công việc càng tăng gây tâm lý mệt mỏi, lâu dần làm cho họ cũng cảm thấy mệt mỏi với công việc được giao. Mặt khác, số người rời khỏi ngành lớn sẽ gây ra tâm lý so sánh cho người ở lại, nhất là khi họ ra đi tìm được công việc mới điều kiện làm việc tốt hơn, được gần gia đình và có thu nhập cao hơn sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý ổn định của những người còn lại, dần dần họ cũng sẽ nảy sinh tâm lý muốn ra đi.
Vậy những nguyên nhân trên có phải là nguyên nhân thực sự khiến một số ít công chức rời khỏi KBNN Hậu Giang? Hiện tượng này có đang có ảnh hưởng gì đến tâm lý của những người còn lại hay không? Số người sẽ ra đi tiếp theo? Những việc làm, những nỗ lực, những chính sách về nhân sự mà Ban Lãnh đạo đã và đang thực hiện trong thời gian qua có còn đủ sức thuyết phục và giữ chân người lao động? Và những người lao động hiện tại còn gắn bó với KBNN Hậu Giang đang mong muốn điều gì, Ban Lãnh đạo cần phải làm gì để đáp ứng những mong muốn đó? Môi trường tỉnh Hậu Giang nói chung và môi trường KBNN Hậu Giang nói riêng có còn đủ sức hấp dẫn được họ và Ban Lãnh đạo phải làm gì trong thời gian tới để ổn định công tác tổ chức?...
Để tìm hiểu và đánh giá một cách khách quan về những vấn đề trên, năm 2011 tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế đối với cán bộ công chức đang làm việc tại Văn phòng Kho bạc tỉnh và Kho bạc các huyện.