TRONG NGÀNH KHO BẠC
Kho bạc Nhà nước là cơ quan nhà nước thuộc Bộ Tài chính. Theo mục lục Ngân sách nhà nước, KBNN được phân loại 460 - hoạt động của Đảng Cộng Sản, tổ chức chính trị - Xã hội, Quản lý nhà nước và An ninh-Quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc - và khoản 463 (các hoạt động Quản lý Hành chính nhà nước).
Nhiệm vụ quan trọng nhất của hệ thống Kho bạc Nhà nước là quản lý quỹ ngân sách quốc gia, do đó người lao động trong ngành đang thực hiện những công việc có liên quan trực tiếp đến tiền, tài sản quý của quốc gia, công việc này yêu cầu sự cẩn thận và chính xác rất cao. Kho bạc cũng là ngành có tính nhạy cảm cao bởi các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến tiền và các khoản tương đương tiền, nên ngoài yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ người lao động trong ngành phải có là người có tâm vững vàng trong sáng, không vụ lợi, không tham lam, không vì lợi ích cá nhân có thể thực hiện hành động không đúng làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành, phương lại đến nguồn ngân quỹ và lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, người lao động trong ngành kho bạc hiện nay đang thụ hưởng chế độ theo quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương, thưởng, phúc lợi dành cho người lao động làm việc trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Do đó, để người lao động an tâm công tác, có đầy đủ sức khỏe về thể lực và trí lực để đáp ứng yêu cầu công việc và không bị tác động bởi yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến tư cách, phẩm chất để dẫn đến việc tham lạm ngân quỹ thì công việc hiện tại phải mang lại thu nhập, đảm bảo được cuộc sống của cá nhân và gia đình họ, bên cạnh đó người lao động cũng cần có môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái, thường xuyên được quan tâm, động viên để phần nào giảm bớt những áp lực do tính chất công việc mang lại.
Động viên người lao động, khai thác mọi hình thức, mọi yếu tố để động viên người lao động trong ngành kho bạc là một việc làm chính đáng và cần thiết, cần được duy trì trong toàn ngành Kho bạc. Bởi vì xét về tính chất công việc, ngành kho bạc là ngành có áp lực rất cao đối với người lao động, đòi hỏi mọi công việc, mọi nghiệp vụ
phát sinh phải được giải quyết một cách kịp thời, chuẩn xác và phù hợp với những quy định của Pháp luật. Bên cạnh đó, chế ngộ đãi ngộ dành cho người lao động trong ngành phải tuân thủ và bị giới hạn trong khuôn khổ nguồn tài chính được phân bổ hàng năm và theo quy định chung dành cho người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên đã gây ra một tâm lý so sánh về sự công bằng, sự tương xứng với trình độ, năng lực và sức lực mà người lao động đã bỏ ra. Và hiện tượng người lao động rời khỏi ngành trong thời gian gần đây trong toàn hệ thống KBNN là điều khiến Ban Lãnh đạo phải tìm ra những giải pháp để giữ chân người lao động. Bên cạnh đó, làm sao để người lao động an tâm công tác, gắn bó với ngành luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình góp phần nâng cao vị trí vai trò của ngành Kho bạc trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, góp phần làm lành mạnh hóa Ngân sách nhà nước chính là góp phần thắng lợi mục tiêu xây dựng đất nước Việt nam giàu mạnh, phát triển trong tương lai.