+ Tạo điều kiện tăng thu nhập
Kho bạc Nhà nước là đơn vị quản lý tài chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ- CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Hằng năm, trên cơ sở số biên chế hiện có của mình, KBNN Hậu Giang nhận được số kinh phí hoạt động tương ứng từ Kho bạc Nhà nước, toàn bộ số kinh phí này phải đảm bảo cho hoạt động của hệ thống từ tỉnh đến huyện. Sau khi nhận được kinh phí hoạt động từ Kho bạc Nhà nước, KBNN Hậu Giang tiến hành phân bổ kinh phí hàng năm cho các đơn vị trực thuộc. Với số kinh phí này ngoài việc đảm bảo hoạt động thường xuyên cho đơn vị như: các khoản chi đảm bảo quyền lợi con người theo Bộ Luật Lao động và Luật Ngân sách như lương, các khoản đóng góp bắt buộc… các đơn vị có quyền chủ động tiết kiệm kinh phí tại đơn vị để trích lập quỹ phúc lợi, cải thiện đời sống cán bộ công chức. Tại KBNN Hậu Giang, ngoài các khoản chi đảm bảo quyền lợi và sức khỏe người lao động theo quy định của nhà nước như: tham gia đầy đủ chế độ bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế theo quy định, KBNN Hậu Giang còn cố gắng để người lao động được khám chữa bệnh định kỳ hằng năm với mức hỗ trợ 500.000đ/người/năm…
Đồng thời với việc đảm bảo chi lương từ ngày 1 đến ngày 5 hàng tháng, KBNN Hậu Giang còn phải đảm bảo chế độ chi bồi dưỡng thêm giờ, chi trực bảo vệ ngoài giờ, các ngày lễ, tết, chi thanh toán công tác phí… cho cán bộ công chức kịp thời, không để tình trạng nợ thanh toán kéo dài.
Xây dựng văn hóa đơn vị luôn được Ban Lãnh đạo chú trọng và xây dựng hình ảnh người công chức kho bạc thanh lịch, gọn gàng cũng là một bộ phận tạo nên văn hóa đơn vị vì thế ngoài đồng phục được cấp theo quy định của ngành hằng năm KBNN Hậu Giang cố gắng hỗ trợ khoản tiền tương ứng cho lao động trong năm: nam 1 bộ đồng phục, nữ 2 bộ vào ngày 8/3 và 20/10 hàng năm.
+ Tạo điều kiện về nơi ăn chốn ở
Cán bộ công chức KBNN Hậu Giang đa số là những người được chuyển công tác từ tỉnh Cần Thơ cũ và những cán bộ trẻ mới được tuyển dụng, chủ yếu là từ các tỉnh khác đến, hoặc từ các huyện lân cận. Do đường xá đi lại còn nhiều khó khăn nên việc đi lại hằng ngày rất vất vả, hơn nữa do đặc thù của ngành kho bạc, cán bộ công
chức phải thường xuyên tăng ca, vì vậy ai cũng mong muốn có nơi ở ổn định, gần cơ quan để đảm bảo cho công tác.
Tại Văn phòng Kho bạc tỉnh và Kho bạc huyện có 134 cán bộ công chức và nhân viên hợp đồng nhưng có đến 75 người công tác xa nhà, chưa có chổ ở ổn định cụ thể như sau:
- Văn phòng KBNN tỉnh có 45/60 người, chiếm 75 % - KBNN Châu Thành: 10/13 người, chiếm 76,92 % - KBNN Châu Thành A: 6/13 người, chiếm 46,15% - KBNN Ngã Bảy: 04/12 người, chiếm 33,33% - KBNN Phụng Hiệp: 4/12 người, chiếm 33,33% - KBNN Long Mỹ: 2/13 người, chiếm15,38% - KBNN Vị Thủy: 4/12 người, chiếm 33,33%
Về phía chính quyền địa phương: Từ năm 2004 UBND tỉnh Hậu giang có chế độ thu hút nhân tài nên có chế độ cấp nhà công vụ hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho cán bộ công chức có hộ khẩu không thuộc địa bàn đóng trụ sở cơ quan cho cán bộ công chức trong buổi đầu thành lập tỉnh với mức hỗ trợ 150.000đ/người/tháng. KBNN Hậu Giang cũng tranh thủ được nguồn hỗ trợ này nhưng mức hỗ trợ rất thấp, không đủ trang trãi tiền trọ hằng tháng. Đến năm 2010 UBND tỉnh không tiếp tục khoản hỗ trợ này nữa nên vấn đề chổ ở trở thành nỗi lo của không ít cán bộ công chức. Để giải quyết vấn đề trên, từ năm 2004 Ban lãnh đạo KBNN Hậu Giang đã tạo điều kiện cho cán bộ công chức, người lao động ở xa bằng cách trích từ nguồn tiết kiệm của đơn vị để thuê nhà dân làm nhà công vụ, giải quyết phần nào bức xúc về chổ ở cho những công chức độc thân. Đối với những cán bộ công chức công chức công tác xa nhà nhưng phải đi về trong ngày, đơn vị cũng cố gắng sắp xếp những phòng làm việc dành chổ cho cán bộ công chức có chổ để anh em nghỉ trưa.
Bên cạnh đó để đảm bảo cho cán bộ công chức có đủ sức khỏe để làm việc, KBNN Hậu Giang còn tổ chức bếp ăn tập thể cho cán bộ công chức, mức đóng góp tùy thuộc vào giá cả nguyên liệu thực phẩm trên thị trường, đến nay người lao động chỉ đóng góp khẩu phần ăn 14.000đ/người/1 buổi ăn, số tiền này chỉ dùng để mua thực phẩm, đơn vị sẽ hỗ trợ tiền công cho người nấu cơm, tiền điện, ga, nước…. Nhờ vậy suốt gần 8 năm qua, bếp ăn tập thể vẫn được duy trì và cán bộ công chức trẻ ngày nào giờ đã ổn định cuộc sống, xây dựng gia đình và hằng ngày tham gia bảo vệ tập thể, tài sản cơ quan.
Người xưa từng nói: “có an cư mới lạc nghiệp”, thuê nhà công vụ, hay hỗ trợ một phần tiền thuê nhà trọ chỉ là giải pháp tạm thời ban đầu, vì kinh phí có hạn, cơ quan không thể nào gồng gánh mãi được, hơn nữa người lao động nào cũng mong có một mái ấm, một ngôi nhà cho riêng mình. Hiểu được điều đó, từ năm 2005 Ban lãnh đạo KBNN Hậu Giang cùng với Tổ chức công đoàn cơ quan đã đứng ra mua đất của người dân, xin thành lập khu tập thể cho công chức, chuyển mục đích sử dụng, phân nền để bán lại cho từng công chức với mức giá đúng với chi phí mua dưới hình thức trả chậm, mỗi nền từ 75m2 - 85m2 có giá từ 20-25 triệu đồng. Do phần lớn công chức là người mới vào ngành nên sẽ gặp khó khăn về tài chính trong việc mua đất, lãnh đạo KBNN Hậu Giang đã tranh thủ sự ủng hộ của KBNN để đứng ra vay từ quỹ phúc lợi của KBNN từ năm 2005- 2009 tổng số tiền 1,079 tỷ đồng, để anh em hoàn trả tiền mua đất và trả dần cho đến hết hạn cam kết với KBNN. Nếu người nào đã mượn tiền từ quỹ trên mà chưa đủ để trả, Ban Lãnh đạo sẽ đứng ra bảo lãnh để anh em vay tín chấp trả dần hàng tháng từ ngân hàng với hạn mức tối đa 20 triệu đồng/người/lần vay. Nhờ thế, ai cũng cảm thấy phấn khởi và hết sức tán đồng với việc làm của Ban Lãnh đạo, vì ai cũng có được một nền nhà. Do khu tập thể là do CBCC tự đóng góp xây dựng nên sau khi đã có đất, chỉ đơn thuần là đất nông nghiệp được chuyển mục đích do đó để có được nhà ở cần đầu tư cơ sở hạ tầng, Ban Giám đốc đã tiến hành trình bày dự án với chính quyền địa phương và được địa phương hỗ trợ một phần xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện tại đang tiến hành tìm kiếm nguồn vốn để hỗ trợ công chức xây dựng nhà ở.
+ Tạo điều kiện về hỗ trợ phương tiện đi lại
Đối với số cán bộ là những người được điều động từ KBNN Cần thơ trước đây, đi nhận nhiệm vụ mới tại Hậu Giang đa phần đã có gia đình ổn định tại Cần Thơ, nên nhu cầu đi về hằng ngày là rất lớn và rất chính đáng. Để tạo điều kiện cho anh em, Ban lãnh đạo cũng trích từ nguồn kinh phí cơ quan hỗ trợ tiền xăng và tổ chức xe đưa đón cán bộ công chức 2 lượt đi về - vào sáng thứ hai và chiều thứ 6 mỗi tuần. Trong tuần, cơ quan hỗ trợ xe và tài xế lược đi về vào ngày thứ 3 và thứ 5, cán bộ nào tham gia phải góp tiền xăng, mức đóng góp tùy thuộc vào số lượng xăng mà tài xế đã sử dụng, cuối tháng tài xế tổng hợp lại và chia đều cho những người tham gia vào 2 ngày trên, việc làm này cũng được anh em đồng thuận và hưởng ứng. Nhờ vậy, suốt 8 năm qua chưa có cán bộ nào xin chuyển công tác vì lý do đi lại khó khăn vất vả.
- Hỗ trợ về vật chất khác
Nhà quản trị luôn hiểu rằng sức mạnh của cá nhân làm nên sức mạnh của tập thể, tổ chức muốn hoàn thành mục tiêu thì mỗi cá nhân phải hoàn thành được mục tiêu của cá nhân trước. Vì thế ở KBNN Hậu Giang nếu một cá nhân nào vì hoàn cảnh gì đó mà bị ảnh hưởng tư tưởng, công việc chểnh mãng, sai sót, tiếp xúc, phục vụ khách hàng không chu đáo, cẩn thận, tất yếu sẽ dẫn đến sai sót nghiêm trọng cho tập thể. Chính vì thế, kịp thời phát hiện, thấu hiểu và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ góp phần chấn chỉnh được hoạt động chung của đơn vị đồng thời tạo nên sự tin tưởng ở người lao động vào nơi mà họ đang gắn bó.
Hiểu được điều đó, Ban lãnh đạo luôn tìm hiểu nắm bắt kịp thời những khó khăn về vật chất và tinh thần của người lao động để có hành động hỗ trợ giúp đỡ kịp lúc. Như có hành động thăm hỏi khi gia đình cán bộ công chức có tiệc hiếu, hỷ hoặc bị bệnh, tai nạn, hay mất mác… đơn vị đều có những hỗ trợ nho nhỏ về vật chất cho những trường hợp công chức gặp tai nạn, bệnh nặng phải trị bệnh tốn kém. Những trường hợp gia đình công chức gặp nhiều khó khăn, Ban Lãnh đạo và tổ chức đoàn thể trong đơn vị vận động cán bộ công chức trong đơn vị đóng góp, ủng hộ, mức đóng góp tùy thuộc vào lòng hảo tâm của mỗi người…Mặc dù số tiền góp được không phải là lớn nhưng cũng phần nào giúp được công chức trong những lúc khó khăn, nhưng trên hết đó là tình cảm của tập thể cơ quan, để người lao động không cảm thấy lẻ loi trong những lúc khó khăn vì bên cạnh người thân họ còn có tập thể cơ quan luôn sẵn sàng quan tâm và chia sẽ khó khăn mà họ đang gặp phải.
Ai lớn lên cũng mong có một mái ấm gia đình, nhưng đối với những công chức trẻ, phải công tác xa quê thì chuyện “dựng vợ, gả chồng” cũng là điều phải băng khoăn lo lắng. Hiểu được điều đó, Ban Lãnh đạo cơ quan rất ủng hộ và sẵn sàng cùng đoàn thể đứng ra tổ chức tiệc cưới, hỏi cho cán bộ công chức có gia đình ở xa, trong 8 năm qua đã có 6 đám cưới được tổ chức tại Kho bạc Hậu giang, do đoàn thể cơ quan tổ chức. Đến nay, các cô dâu, chú rể đó vẫn công tác tại KBNN Hậu Giang và vẫn thường nhắc về ngày đặc biệt của họ với niềm cảm ơn sâu sắc.
- Về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc
Kho bạc là một ngành khá đặc biệt trong các ngành tài chính; việc đảm bảo an ninh, an toàn tiền và tài sản của đơn vị là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng có liên quan đến tiền và tài sản quốc gia vì kho bạc là nơi trực tiếp quản lý các khoản thu chi của ngân
sách quốc gia. Do đó cần trang bị những công cụ, phương tiện vật chất tốt và tính đến những phương pháp hữu ích nhất để phục vụ cho công tác này như: xây dựng cơ quan trụ sở chắc chắn trước bão lũ; kho, hòm, kệ, chứa tiền đạt tiêu chuẩn; công cụ hỗ trợ bảo vệ như súng ngắn, roi điện, dùi cui, xe chuyên dụng…được trang bị đầy đủ, sẵn sàng tác nghiệp; đồng thời xây dựng các phương án, các tình huống giả định để sẵn sàng ứng phó khi có hiện tượng bất thường. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin cũng được trang bị và đảm bảo xuyên suốt từ tỉnh đến huyện, đường truyền, máy tính luôn được đầu tư, nâng cấp kịp thời, 100% máy tính từ tỉnh đến huyện được nối mạng LAN, internet, để cán bộ công chức, kịp thời nắm bắt những chủ trương chính sách mới.
Để tạo điều kiện tốt nhất cho công chức trong quá trình làm việc, Ban Lãnh đạo luôn chú trọng đến việc đáp ứng nhu cầu cá nhân của người lao động như bố trí, trang trí phòng ốc, nơi làm việc phù hợp với tính chất công việc của từng phòng, từng bộ phận. Nơi làm việc của công chức được trang bị đầy đủ bàn làm việc, ghế xoay; tại văn phòng kho bạc tỉnh, mỗi phòng làm việc đều được trang bị bình nước nóng và tủ lạnh.