Động lực mang giá trị tinh thần:

Một phần của tài liệu CÔNG tác tạo ĐỘNG lực CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại KHO bạc NHÀ nước hậu GIANG (Trang 28 - 31)

Người lao động khi làm việc không chỉ có mục tiêu duy nhất là kiếm tiền mà còn có những nhu cầu khác mà những giá trị vật chất nói chung và tiền nói riêng không thõa mãn được. Họ theo đuổi những giá trị khác trong công việc, đó có thể là niềm vui niềm hứng thú khi được làm công việc mình yêu thích, là sự tin cậy, ủy thác từ một người nào đó có ảnh hưởng đặc biệt với họ, hoặc họ đòi hỏi sự công bằng, sự kính trọng…Động lực mang giá trị tinh thần chính là việc sử dụng những công cụ không mang giá trị vật chất mà vẫn có thể tạo ra sự kích thích tinh thần để người lao động cảm thấy phấn chấn và mong muốn làm việc nhiều hơn, đạt năng suất cao hơn. Động lực thông qua kích thích tinh thần có thể được tạo ra từ hai hình thức chủ yếu: tạo động lực thông qua công việc và thông qua môi trường làm việc.

* Động lực thông qua công việc:

- Công việc phù hợp với năng lực bản thân: đối với người lao động công việc được hiểu là những hoạt động cần thiết được tổ chức giao và họ có nhiệm vụ phải hoàn thành. Nếu công việc có ý nghĩa quan trọng và gắn liền với mục đích, động cơ của họ

thì tính chất, đặc điểm, nội dung công việc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện công việc của người lao động. Nếu tất cả những yếu tố trên đều phù hợp với khả năng của người lao động chắc chắn họ sẽ dễ dàng hoàn thành công việc, làm tốt nhiệm vụ được tổ chức giao.

- Làm phong phú công việc:

Phải thừa nhận một điều rằng: một công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại không bao giờ mang lại sự hứng khởi cho người thực hiện nó, dù cho nhà quản trị hay các cấp quản lý có cố làm những công tác động viên khác thì người lao động cũng không thể nào toàn tâm toàn ý với công việc đó. Một công việc mà người nhân viên có thể vận dụng những khả năng đa dạng mà họ có để hoàn thành sẽ mang lại tác dụng tích cực cho họ. Mỗi người đều có nhu cầu tự thể hiện, công việc giúp họ chứng minh được năng lực, sở trường bản thân đồng thời giúp họ phát hiện ra mình có những kỹ năng mới sẽ mang lại sự phấn khích và sự tự tin để đảm nhận những công việc khác trong tương lai.

Được thực hiện công việc đòi hỏi vận dụng một cách đa dạng các kỹ năng, cũng là cách để người lao động được tham gia vào các khía cạnh, các lĩnh vực khác nhau của xã hội, cũng là một cách giúp họ học tập, trau dồi thêm những kỹ năng mới, tham gia vào những môi trường mới sẽ đồng thời đem lại cho họ những niềm vui và những giá trị tâm lý tích cực khác.

* Động lực thông qua môi trường làm việc: - Sự quan tâm chính là cốt lõi:

Bất kỳ một ai cũng đều mong muốn được người khác quan tâm một cách chân thành. Trong tổ chức, sự quan tâm của lãnh đạo, người đứng đầu các cấp quản trị đối với từng nhân viên dưới quyền sẽ mang lại những cảm nhận khác nhau ở từng người nhưng tất cả nhân viên sẽ có chung một quan điểm: họ không bao giờ cô độc, tất cả những việc họ làm đều được lãnh đạo nhìn thấy và đánh giá một cách công bằng. Trong cuộc sống thường nhật, mỗi người đều có thể gặp những khó khăn riêng, đó có thể là những vấn đề về gia đình, về sức khỏe của bản thân người đó, hay những vướng mắc tinh thần hay thậm chí cả những áp lực từ chính công việc mà họ đang đảm nhận… đều tạo ra những áp lực nặng nề về tâm lý. Sự quan tâm đúng lúc có thể là sự hỏi thăm, lời động viên hay những món quà nhỏ từ tay nhà quản trị sẽ tạo cho người nhân viên cảm giác họ được tổ chức chia sẽ. Nhận được sự quan tâm từ lãnh đạo, các

cấp quản trị sẽ làm họ cảm kích trước đức tính của nhà lãnh đạo tạo cho họ niềm tin rằng dù trong bất kì tình huống nào họ cũng sẽ không bao giờ bị cô độc, luôn có một chỗ dựa ít nhất là về mặt tinh thần, nhờ vậy họ sẽ thấy được an ủi rất nhiều.

Sự quan tâm thường xuyên của các cấp quản lý cũng tạo cho nhân viên tâm lý làm việc nghiêm túc cẩn thận hơn, vì họ hiểu rằng lúc nào công việc mà họ đang thực hiện cũng được giám sát chặt chẽ từ các cấp quản lý; vì vậy họ sẽ có ý thức và trách nhiệm để hoàn thành công việc với tất cả khả năng mà họ có thể. Sự quan tâm đúng lúc của nhà quản trị sẽ góp phần nhắc nhở nhân viên của họ quan tâm hơn đến những cam kết, những nghĩa vụ mà họ đã cam kết thông qua mức độ hoàn thành công việc được giao.

Quan tâm – chính là công việc cốt lõi mà các cấp quản lý cần phải thực hiện trong suốt quá trình quản trị của mình. Bởi có quan tâm, nhà quản lý mới có thể kịp thời phát hiện những thay đổi từ môi trường bên ngoài có khả năng ảnh hưởng đến đơn vị; kịp thời nhận biết những thay đổi từ các yếu tố nội tại bên trong đơn vị của mình để từ đó đưa ra những giải pháp, những chính sách hợp lý.

- Lắng nghe:

Một trong những công cụ mà các nhà tâm lý học hàng đầu khuyên các nhà quản trị, các cấp quản lý nên thực hiện thường xuyên chính là việc dành thời gian để lắng nghe từ những người dưới quyền. Hành động này không chỉ đơn giản là giúp nhân viên dưới quyền được chia sẽ những cảm xúc, những suy nghĩ của bản thân họ về những vấn đề trong công việc, hay những vấn đề khác mà đó chính là cách để làm họ cảm thấy tự tin hơn trước cấp trên, đồng thời làm cho họ hiểu rằng họ thật có ý nghĩa và quan trọng với công ty với tổ chức. Được giải bày những suy nghĩ của mình trước mặt lãnh đạo sẽ làm cho nhân viên dưới quyền cảm thấy họ luôn có những cơ hội để chứng tỏ khả năng bản thân, có trách nhiệm và mong muốn nhanh chóng thực hiện những gì họ đã trình bày trước cấp trên của họ. Đó cũng chính là cách để họ thấy rằng họ có cơ hội và đủ điều kiện để đảm nhận những công việc mới nhiều thử thách hơn hay đủ khả năng để được cất nhắc vào những vị trí cao hơn.

Lắng nghe cũng chính là cách để nhà quản trị tìm ra những giải pháp mới, những sáng kiến mới phục vụ cho công việc điều hành của họ. Lắng nghe cũng giúp nhà quản trị nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của cấp dưới từ đó có những hành động quan tâm hợp lý và xác đáng hơn, góp phần cũng cố lòng tin của nhân viên cấp

dưới, giúp tạo ra một bầu không khí thân mật trong đơn vị, trong tổ chức của mình, từ đó tạo ra mối quan hệ thân thiện khăn khít trong môi trường công sở, rút ngắn khoản cách giữa người lãnh đạo và nhân viên, làm cho nhân viên có tư tưởng muốn gắn bó lâu dài với tổ chức của mình hơn.

- Khen tặng đúng lúc:

Ông bà ta xưa có câu: “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, điều đó cho thấy rằng con người có sức mạnh rất nhiều lần nếu họ có một tinh thần khỏe, đó là sức mạnh của niềm vui. Làm việc gì thành công bản thân người thực hiện đã cảm thấy vui, thấy hãnh diện với chính mình và nếu như sự thành công của họ được người khác ghi nhận và đánh giá cao thì cường độ của niềm vui đó tăng cao hơn nữa và một trong những hình thức tạo ra niềm vui đơn giản nhất chính là lời khen. Lời khen được thể hiện đúng lúc, phản ánh đúng sự thật sẽ giúp cho người được khen cảm thấy vui, thấy tự tin với cách thức và kết quả mà họ đã tạo ra, hơn nữa lời khen đó cũng mang hàm ý họ có được sự đồng thuận của người khen.

Đối với người lao động, sự khen tặng kịp thời, đúng lúc, phản ánh đúng sự thật của cấp quản lý, của ban lãnh đạo không chỉ đơn giản là sự đồng thuận và đó còn là sự ghi nhận những cố gắng, những nổ lực của họ. Những lời khen tặng của lãnh đạo ngoài việc giúp họ tự tin trong công việc từ đó tạo cho họ những niềm hy vọng mới và khát khao mới, vì thế họ sẽ có thêm sức mạnh, thêm động lực để thực hiện khát khao đó. Vì thế đừng bao giờ bỏ qua việc ghi nhận và tạo ra những lời khen hợp lý trong công tác quản trị nhân sự.

Một phần của tài liệu CÔNG tác tạo ĐỘNG lực CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại KHO bạc NHÀ nước hậu GIANG (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)