Kho bạc nhà nước Hậu giang được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01 tháng 04 năm 2004 theo quyết định số 232/2003/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hậu Giang trực thuộc KBNN “để thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. BỘ TÀI CHÍNH Kho Bạc Nhà nước (cấp TƯ) Tổng Cục Hải Quan Tổng Cục Thuế KBNN Cấp tỉnh KBNN Cấp huyện Cục Thuế (tỉnh) Chi cục Thuế (huyện) Cục Hải Quan (tỉnh)
Chi cục Hải Quan (huyện)
Khi mới thành lập, trụ sở văn phòng KBNN tỉnh Hậu Giang đặt tại số 69 đường 30/4 thị xã Vị thanh cũ, trên cơ sở tiếp nhận cơ sở vật chất từ KBNN Vị Thanh thuộc thị xã Vị Thanh, tỉnh Cần Thơ trước đây. KBNN Hậu Giang gồm: văn phòng kho bạc tỉnh và các phòng chuyên môn nghiệp vụ: Phòng Kế Toán, phòng Thanh toán vốn đầu tư, phòng Tin học, Phòng kho quỹ, phòng Tổng hợp, Phòng Tổ chức Cán bộ và Phòng Hành chính - Tài vụ, phòng Kiểm tra kiểm soát và các KBNN huyện tương ứng với các huyện theo địa giới hành chính là: KBNN Châu Thành, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ với tổng số cán bộ công chức là 67 người.
Văn phòng Kho bạc tỉnh và các KBNN huyện sau khi được chia tách, thành lập cơ sở vật chất chủ yếu do tiếp nhận trụ sở cũ và các kho bạc huyện trước đây nên điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn. Sau khi tỉnh Hậu Giang chia tách thêm địa bàn hành chính các huyện thị mới được thành lập, các đơn vị kho bạc huyện, thị mới cũng được hình thành nhưng do chưa có cơ sở vật chất, các cơ quan này phải đi thuê nhà dân để làm trụ sở nên cán bộ công chức phải làm việc trong điều kiện hạn chế, khó khăn, chưa đủ đảm bảo yêu cầu an toàn cần thiết về kho tiền, kho lưu trữ chứng từ…do đó điều kiện sinh hoạt chung và đời sống của 67 công chức thời điểm đó cũng khó khăn không kém. Đến nay hầu hết hệ thống kho bạc tỉnh Hậu Giang, từ tỉnh đến huyện - đều có trụ sở khang trang, sạch đẹp, trang thiết bị được bố trí đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu làm việc chung. Theo đó, quy mô của đơn vị cũng được mở rộng, tại văn phòng kho bạc tỉnh có tất cả 10 phòng chuyên môn và 06 kho bạc huyện, thị xã; số cán bộ công chức và người lao động tăng lên 134 người.
2.1.3.2.Cơ cấu tổ chức của KBNN Hậu Giang :
Kho bạc Nhà nước Hậu Giang được xây dựng trên hệ thống ngành dọc, theo phân cấp từ Trung ương đến địa phương, chịu sự quản lý trực tiếp của Kho bạc Nhà nước và trực tiếp quản lý kho bạc nhà nước cấp huyện trực thuộc. Căn cứ theo Quyết định 164/QĐ-KBNN và Quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Kho bạc Nhà nước, quy định nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng trực thuộc KBNN tỉnh và KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Theo đó, cơ cấu tổ chức của KBNN Hậu Giang gồm 01 văn phòng kho bạc tỉnh và 06 kho bạc nhà nước cấp huyện, thị xã, có sơ đồ tổ chức như sau:
Hình 2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước Hậu Giang
Các phòng nghiệp vụ thuộc văn phòng kho bạc tỉnh gồm:
1. Phòng Tổng hợp 2. Phòng Kế toán 3. Phòng Kiểm soát chi 4. Phòng tin học 5. Phòng Kho quỹ 6. Phòng thanh tra 7. Phòng Tổ chức cán bộ 8. Phòng Tài vụ 9. Phòng Hành chính – Quản trị 10. Phòng Giao dịch
Theo đó, các phòng nghiệp vụ thuộc Kho bạc tỉnh sẽ làm việc theo chế độ chuyên viên. Điều hành các phòng là các Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng (trường hợp phòng có ít nhân sự chỉ bố trí chức danh Phó trưởng phòng). Các Phó trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về lĩnh vực được phân công; các Trưởng phòng chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN tỉnh và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý hồ sơ, tài liệu, tài sản, công chức…của bộ phận mình quản lý. Biên chế từng phòng sẽ do Giám đốc KBNN tỉnh quyết định trong tổng biên chế được giao.
Kho Bạc Nhà Nước Hậu Giang KBNN Các huyện Tổ kế toán Tổ Hành chính – Tổng hợp Tổ Kho Quỹ Các phòng nghiệp vụ
Các KBNN huyện, thị xã bao gồm:
1. Kho bạc Nhà nước Vị Thủy 2. Kho bạc Nhà nước Long Mỹ 3. Kho bạc Nhà nước Ngã Bảy 4. Kho bạc Nhà nước Phụng Hiệp 5. Kho bạc Nhà nước Châu Thành 6. Kho bạc Nhà nước Châu Thành A
Đứng đầu KBNN huyện, thị xã là các Giám đốc và Phó Giám đốc. Các Giám đốc KBNN huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN tỉnh và trước Pháp luật về toàn bộ kết quả hoạt động của đơn vị mình quản lý.
KBNN huyện, thị xã được chia thành 3 tổ nghiệp vụ: Tổ Tổng hợp – Hành chính, tổ Kế toán và tổ Kho quỹ, việc thành lập các tổ thuộc KBNN huyện do Giám đốc KBNN tỉnh quyết định, lãnh đạo các tổ là các Tổ trưởng.