1. Tính cấp thiết của đề tài
1.3. Chức năng quản trị nguồn nhân lực
Theo Trần Kim Dung (2011), hoạt động quản trị nguồn nhân lực có mối liên quan mật thiết đến tất cả các vấn đề xung quanh người lao động tại tổ chức như quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân viên nhằm hướng đến mục tiêu đạt được hiệu quả cao cho cả tổ chức lẫn nhân viên. Các hoạt động này rất phong phú, đa dạng và phụ thuộc
vào từng hoàn cảnh và điều kiện khác nhau của các tổ chức khác do. Tuy nhiên, có thể phân chia các hoạt động chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực theo 03 nhóm chức năng chủ yếu như: (1) nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực; (2) Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; (3) Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực.
1.3.1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực
Nhóm chức năng này tập trung vào việc chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất và kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức (Trần Kim Dung, 2011). Thực hiện phân tích cơng việc và lập kế hoạch nguồn nhân lực sẽ cho biết tổ chức cần tuyển thêm bao nhiêu cầu, thông qua yêu cầu công việc sẽ đạt ra các tiêu chuẩn cho từng ứng viên trước khi qua giai đoạn sàn lọc, tuyển dụng để trở thành người lao động chính thức của tổ chức. Do vậy, nhóm chức năng này thường bao gồm các hoạt động như dự báo và hoạch định nguồn nhân lực, phân tích cơng việc, phỏng vấn, cũng như việc thu thập, lưu trữ và xử lý các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
1.3.2. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Theo Trần Kim Dung (2011), nhóm chức năng này tập trung vào việc nâng cao năng lực của nhân viên, phối hợp các hoạt động liên quan đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức với mục tiêu đảm bảo cho nhân viên, người lao động có các kỹ năng và trình độ cần thiết theo u cầu cơng việc để hồn thành tốt và hiệu quả các công việc, nhiệm vụ được giao. Ngồi ra, nhóm chức năng này cịn chú trọng đến việc tạo điều kiện, cung cấp những cơ hội để người lao động được phát triển tối đa các năng lực cá nhân của mình. Đối với nhân viên, người lao động mới tại tổ chức, thực hiện nhóm chức năng này nhằm khuyến khích người lao động phát huy tối đa những kỹ năng hiện tại của bản thân, gắn bó với tổ chức, mặt khác, giúp các nhà quản lý xác định năng lực thật tế của nhân viên và giúp người lao động nhanh chống làm quen với công việc và môi trường của tổ chức. Đứng trước sự thay đổi về nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng
như sự thay đổi về quy trình cơng nghệ, kỹ thuật các tổ chức thực hiện các hoạt động trong nhóm chức năng này như đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại để cập nhật, cung cấp mới những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho người lao động để nhanh chống thích nghi và hòa nhập với thay đổi trên của tổ chức. Các hoạt động của doanh nghiệp trong nhóm chức năng này thường liên quan đến các hoạt động như hướng nghiện, đào tạo kiến thức và huấn luyện các kỹ năng thực hành cho người lao động, bồi dưỡng và nâng cao trình độ lành nghề của người lao động cũng như các kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho các bộ phận nghiệp vụ.
1.3.3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực
Bằng việc chú trong đến các hoạt động duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Theo Trần Kim Dung (2011), nhóm chức năng bao gồm hai chức năng nhỏ hơn và có liên hệ mật thiết với nhau bao gồm: (1) chức năng kích thích, động viên nhân viên, (2) chức năng duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
Trong đó, hoạt động xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương, thiết lập và áp dụng các chính sách lương, các hoạt động liên quan đến các chính sách thăng tiến, kỷ luật, lương thưởng và phúc lợi, đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động là những hoạt động có tầm quan trong tương đối lớn của nhóm chức năng kích thích, động viên nhân viên (Trần Kim Dung, 2011).
Chức năng duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động còn được gọi là chức năng quan hệ lao động liên quan đến các hoạt động nhằm hồn thiện mơi trường làm việc và các mối quan hệ liên quan đến công việc của người lao động trong tổ chức. Nếu tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động như ký kết hợp động lao động, giải quyết minh bạch và công khai những thắc mắc, khiếu nại hoặc các tranh chấp phát sinh của người lao động, cải thiện mơi trường làm việc và đảm bảo an tồn lao động cho nhân viên,các hoạt động trên sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những giá trị tốt đẹp cho người lao động, cải thiện
bầu khơng khí tâm lý tập thể và quan trọng hơn là làm cho nhân viên được thỏa mãn với công việc và tổ thức mà họ đang làm việc, gắn bó và cống hiến vì mục tiêu chung của tổ chức.