Tình hình bán hàng thép thành phẩm năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kênh phân phối thép xây dựng tại công ty cổ phần sản xuất thép vina one (Trang 60)

Việt Nam)

Hiện tại, miền Bắc luôn là thị trƣờng tiêu thụ thép lớn nhất cả nƣớc, chiếm tới 49% tổng cầu thép xây dựng toàn quốc năm 2017, khu vực phía Nam chiếm 30% tổng cầu cả nƣớc. Nhƣng theo nhận định của những nhà nghiên cứu thị trƣờng, miền Nam đƣợc xem là nơi lý tƣởng để mở rộng thị trƣờng cho các doanh nghiệp sản xuất thép. Miền Nam là khu vực kinh tế chủ đạo của cả nƣớc, tạo ra gần một nửa GDP tồn quốc và hiện có dịng vốn FDI mạnh mẽ, do vậy việc thị trƣờng miền Nam chỉ đóng góp 30% vào tổng cầu thép xây dựng năm 2017 cho thấy tiềm năng tăng trƣởng mạnh mẽ của khu vực này trong tƣơng lai.

Xét nguồn cung ở khu vực phía Nam, hiện các doanh nghiệp sản xuất đều ở quy mơ nhỏ, chƣa có doanh nghiệp thép nào chiếm giữ 20% thị phần, quy trình sản xuất ngắn và hiện chƣa có lợi thế cạnh tranh vƣợt trội so với các đối thủ trên thị trƣờng. Trong khi đó, tại thị trƣờng miền Bắc lại khá dày đặc, với ba doanh nghiệp

Trên thực tế, thị trƣờng tiêu thụ thép trong nƣớc có thể chia thành hai nhóm nhƣ sau:

 Thị trƣờng dân dụng, gồm những hộ gia đình mua thép để phục vụ nhu cầu cá nhân, có những đặc điểm sau:

- Mua hàng với số lƣợng ít, hiếm khi lặp lại

- Mật độ phân bố khắp nơi, nhất là khu vực đồng bằng

- Phần lớn đối tƣợng này mua qua các nhà phân phối , nhà bán lẻ

- Không am hiểu nhiều về kỹ thuật, chất lƣợng sản phẩm, chủ yếu tham khảo ý kiến ngƣời thân, chủ thầu,…

 Thị trƣờng khách hàng công nghiệp, gồm những chủ thầu, nhà đầu tƣ, nhà xây dựng,… mua thép để làm cơng trình, họ có những đặc điểm sau:

- Mua với số lƣợng lớn, thƣơng xuyên lặp lại

- Số lƣợng khách hàng không quá nhiều, phân tán rộng

- Việc thanh toán thƣờng kéo dài, phụ thuộc vào tiến độ cơng trình

- Khách hàng rất có tiếng nói với ngƣời bán, thƣờng đàm phán, yêu cầu thƣơng lƣợng về giá, hạn thanh tốn,…

- Có kiến thức, am hiểu thơng số kỹ thuật

 Nhận xét:

Tại thị trƣờng Việt Nam, các công ty trong ngành thép đang cạnh tranh khá gay gắt, tổng sản lƣợng các chủng loại thép sản xuất nội địa vƣợt xa nhu cầu thị trƣờng, ví dụ ở mặt hàng phép xây dựng, tổng cơng suất thiết kế của các nhà máy sản xuất tầm 12 triệu tấn mỗi năm, nhƣng mỗi năm chỉ tiêu thụ hơn 7 triệu tấn; hoặc ở mặt hàng phôi thép, khả năng cung cấp trong nƣớc đạt 12 triệu tấn mỗi năm, nhƣng tiêu thụ chỉ khoảng 6 đến 7 triệu tấn. Bên cạnh đó, sản lƣợng thép nhập khẩu ngày một tăng, các doanh nghiệp sản xuất thép nƣớc ngoài cũng đang đầu tƣ nhà máy thép tại Việt Nam, việc này gây áp lực rất lớn với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp còn non yếu trong nƣớc.

Ngoài ra, thị trƣờng thép Việt nam đang mất cân đối về phân khúc sản phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất thép trong nƣớc đã đáp ứng tốt nhu cầu nội địa (thép cán nguội, thép ống, tôn mạ, riêng mặt hàng thép xây dựng nhƣ thép thanh, thép cuộn, thép hình đang dƣ thừa), nhƣng những sản phẩm thép chất lƣợng cao, thép hợp kim,… phục vụ cho ngành cơ khí chế tạo, cơng nghiệp đóng thuyền,… mà nƣớc ta đang nhập khẩu thì hầu nhƣ chƣa có doanh nghiệp nào sản xuất.

Qua những phân tích trên, có thể rút ra một số kết luận về thị trƣờng thép Việt Nam:

- Hiện quy mô chƣa đƣợc lớn, nhƣng tiềm năng khá cao

- Nhu cầu tiêu dùng thép chủ yếu tập trung ở hai miền Bắc và Nam, dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu trên thị trƣờng.

- Ngành thép chịu ảnh hƣởng nhiều của những ngành khác nhƣ bất động sản, xây dựng,… ngồi ra cịn chịu tác động lớn từ sự phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

- Xã hội ngày càng phát triển, sản phẩm thép của nƣớc ngoài đang ồ ạt đổ vào Việt Nam, nhu cầu ngƣời tiêu dùng ngày một nâng cao, việc này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nƣớc phải phát triển cả về chất lƣợng, số lƣợng, chủng loại,…

- Nhìn chung, tình hình cung cầu thép trong nƣớc ln bị thiếu hụt trong khi sản xuất dƣ thừa, nguyên nhân chủ yếu có thể thấy là do chất lƣợng thép nội địa không đáp ứng đƣợc nhu cầu trong nƣớc và các chính sách của Chính phủ chƣa thật sự phát huy tác dụng.

2.1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam

Môi trường kinh tế

Qua hình 2.3 có thể thấy những năm qua Việt Nam đang có mức tăng trƣởng kinh tế rất nhanh, năm 2018 nƣớc ta chạm mốc 7,08% trong khi tình hình kinh tế

trên thế giới không đƣợc thuận lợi cho lắm. Kết thúc năm 2018, ngành thép Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trƣởng với mức tăng trƣởng khoảng 20% so với năm 2017. Trong đó, thép xây dựng sản xuất tăng 10%, thép cuộn cán nguội tăng 5%, thép ống hàn tăng 15%, tôn mạ và sơn phủ màu tăng 12%.

Hình 2.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2011 đến 2018 (Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam)

Góp phần cho sự phát triển ngành thép ở Việt Nam là dự án Formosa Hà Tĩnh. Từ trƣớc đến nay, đa phần nguồn nguyên liệu là thép cuộn cán nóng dùng cho sản xuất thép cuộn cán nguội và tôn mạ nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc đƣợc chủ yếu nhập từ Trung Quốc, doanh nghiệp chịu nhiều rủi ro về tỷ giá, lãi suất,… Nhƣng vào tháng 06 năm 2017, dự án Formosa đã giải quyết đƣợc tình trạng này, dự báo lƣợng thép nhập khẩu sẽ giảm trong thời gian tới. Trong năm 2017, dự án đã sản xuất đƣợc 1,7 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC), dự kiến mỗi năm sẽ sản xuất khoảng 4 triệu tấn HRC, phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nƣớc. Vào tháng 5 năm 2018, lò cao số 2 của Formosa đã đƣợc đƣa vào chạy thử. Vậy năm 2018 dự đoán sẽ sản xuất đƣợc 3,5 triệu tấn HRC và khoảng 5,2 triệu tấn khi hoạt động hết công suất vào những năm sau đó, việc này tƣơng đƣơng với khoảng 55% đến 60% lƣợng HRC nhập khẩu năm 2017. Ngoài ra dự án khu liên hợp gang

triệu tấn HRC mỗi năm. Nhƣ vậy với 2 dự án lớn trong nƣớc là Formosa Hà Tĩnh và Dung Quất Quảng Ngãi, đến năm 2021, khi các biện pháp phòng vệ thƣơng mại đƣợc dỡ bỏ, với năng lực sản xuất trong nƣớc có thể đạt 7 triệu tấn HRC mỗi năm, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu nội địa.

Hình 2.4. Cơ cấu nhập khẩu theo sản phẩm và Biểu đồ dự phóng sản xuất thép cuộn cán nóng HCR nội địa (Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam)

Bên cạnh đó, cuối năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, việc này tạo điều kiện thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành thép trong nƣớc. Qua nhiều năm hội nhập, các dự án đã dần đi vào hoạt động ổn định, tăng nguồn cung nội địa. Thêm vào đó các doanh nghiệp lớn trên thế giới nhƣ Posco, Tata,… đã đầu tƣ vào Việt Nam, góp phần phát triển nền khoa học, cơng nghệ của các doanh nghiệp nƣớc nhà.

Ngày 14 tháng 1 vừa qua, Hiệp định đối tác toàn diện và phát triển xuyên Thái Bình Dƣơng (CP - TPP) đã chính thức có hiệu lực, việc này tác động đến nhiều ngành sản xuất trong nƣớc, ngành thép cũng không ngoại lệ. Bởi trong tiến trình mở cửa, hội nhập những năm qua, ngồi những phát triển về mặt công nghệ, kỹ thuật, vốn,… thì ngành thép liên tiếp đối mặt với những vụ kiện hay việc bảo hộ thƣơng mại tại nhiều quốc gia. Theo thống kê của Bộ Công thƣơng, trong năm 2017 nƣớc ta có 124 vụ kiện điều tra về phòng vệ thƣơng mại đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam thì có đến 30 vụ kiện liên quan đến sản phẩm thép, chủ yếu là

chống bán phá giá. Ngoài ra việc gia nhập CP – TPP không chỉ giúp doanh nghiệp sản xuất thép trong nƣớc phát triển thị trƣờng xuất khẩu mà còn tăng cơ hội nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ những quốc gia có lợi thế. Theo báo cáo của BSC Research, những thành viên trong CP – TPP là những nƣớc cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam. Ví dụ, Australia là nƣớc cung cấp than đá và quặng chủ yếu nƣớc ta, chiếm lần lƣợt 25,7% và 22,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó hơn 50% sản lƣợng thép phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất phôi cũng đến từ các thành viên trong CP – TPP. Ngoài ra, một số thành viên nhƣ Canada, Malaysia cũng có nhu cầu nhập khẩu thép thành phẩm rất lớn. Có cơ hội thì cũng có thách thức, bên cạnh việc doanh nghiệp thép Việt tìm đƣợc nhiều đối tác, thu hút đầu tƣ phát triển, nhập khẩu dây chuyền máy móc cơng nghệ cao,… doanh nghiệp trong nƣớc cũng sẽ đối mặt với việc chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ, bảo vệ môi trƣờng,…

Mơi trường văn hóa, xã hội

Một số yếu tố cần chú ý về mơi trƣờng văn hóa, xã hội Việt Nam hiện nay:

+ Yếu tố nhân khẩu học

Dân số Việt Nam đầu năm 2019 đạt 97 triệu ngƣời, qui mơ khá lớn. Nƣớc ta có cơ cấu dân số trẻ so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, trong đó khoảng 49 triệu ngƣời trong độ tuổi lao động. Tăng trƣởng dân số cao và tỷ lệ dân lao động lớn sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở, từ đây nhu cầu về thép xây dựng sẽ tăng cao.

+ Yếu tố đơ thị hóa

Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, khoảng năm 2050 tỷ lệ dân số Việt Nam sống ở thành thị khoảng 60% so với mức 35,92% hiện tại. Q trình đơ thị hóa sẽ thúc đẩy nhu cầu về xây dựng nhà ở, các cơng trình kết cấu thép, cơ sở hạ tầng, làm cho nhu cầu về thép xây dựng tăng cao.

Hình 2.5. Tỷ lệ đơ thị hóa tại Việt Nam (Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam)

Sau cải cách kinh tế năm 1986, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng, từ đó đến nay đã đạt đƣợc rất nhiều thành tựu. Bên cạnh đó, hệ thống kênh phân phối phát triển ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam giúp ngƣời tiêu dùng dễ dàng tìm đƣợc sản phẩm phù hợp với yêu cầu của mình. Hiện nay, tuy nƣớc ta đã chủ động trong hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng chung nhƣng vẫn ở mức nhỏ lẻ, chƣa chuyên nghiệp trong khâu phân phối. Các yếu tố trên đã làm giảm đi mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc so với các mặt hàng thép đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài thâm nhập vào thị trƣờng Việt, từ giá cả, chất lƣợng,…

Việt Nam có 54 dân tộc với các phong tục, tập quán khác nhau, vì vậy hành vi mua hàng hay thói quen xây dựng của mỗi vùng miền, dân tộc đều khác biệt, ngoài ra, sự phát triển kinh tế ở từng vùng là không nhƣ nhau, việc này ảnh hƣởng nhiều đến hình thức tổ chức và cách thức quản lý kênh phân phối ở các doanh nghiệp sản xuất thép.

Hình 2.6. Sự tương quan giữa nhu cầu thép và đơ thị hóa (Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam)

Mơi trường chính trị, pháp luật

Cùng với hội nhập kinh tế, những năm gần đây Quốc hội và Chính phủ đã nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với yêu cầu phát triển thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Một số văn bản pháp luật hiện hành:

- Luật Thƣơng mại năm 2005 - Luật Doanh nghiệp năm 2005 - Luật Cạnh tranh năm 2004 - Hệ thống các Luật Thuế - Pháp lệnh giá

- Pháp lệnh chất lƣợng hàng hóa…

Ngồi ra cịn một số văn bản hƣớng dẫn kèm theo có liên quan đến ngành thép: - Nghị định số 71/2014/ND – CP ngày 21 tháng 07 năm 2014 quy định về xử

lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

- Nghị định số 185/2013/ND – CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại

2020, có xét đến năm 2025, chính phủ đề đặt ra một kế hoạch đầu tƣ chi tiết, ƣu tiên phát triển ngành thép trong nƣớc thành ngành kinh tế mạnh.

Để triển khai tốt các văn bản pháp luật, những năm qua đã có nhiều văn bản chỉ đạo đƣợc đƣa ra :

- Chỉ thị số 03/2004/CT – TTg ngày 31 tháng 03 năm 2004 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhắm đến phát triển thị trƣờng nội địa.

- Quyết định số 27/2007/QD – TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển thƣơng mại trong nƣớc đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020”

- Nghị định số 163/2017/ND – CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ Logistics.

Bên cạnh những ƣu ái của chính phủ dành cho ngành thép, các doanh nghiệp cũng nên tự nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giá bán thích hợp,… Năm 2016 đã có 12 dự án bị loại khỏi quy hoạch ngành thép, do dự án chƣa có chủ đầu tƣ, năng lực chủ đầu tƣ kém, nguồn nguyên liệu đầu vào không đảm bảo,…

Tuy hệ thống pháp luật Việt Nam trong nhiều năm qua đã có rất nhiều cải cách để phù hợp với sự phát triển kinh tế trong và ngoài nƣớc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nƣớc, nhƣng khi thực thi vẫn còn những bất cập, nhiều điểm hạn chế cần đƣợc khắc phục.

+ Các chính sách:

Chính sách bảo hộ của Mỹ có hiệu lực từ tháng 7 năm 2018 áp dụng mức thuế suất nhập khẩu thép 25%, nhƣng chƣa ảnh hƣởng trực tiếp tới ngành thép Việt Nam vì lƣợng thép nƣớc ta xuất sang Mỹ là không đáng kể, tuy nhiên lại có ảnh hƣởng gián tiếp đến ngành thép Việt Nam do một số nƣớc, đặc biệt là Trung Quốc,

Ấn Độ,… không thể đƣa thép vào thị trƣờng Mỹ sẽ chuyển hƣớng sang những khu vực, quốc gia khác, điều này tác động tiêu cực tới ngành thép Việt Nam.

Tuy nhiên, chính sách thuế tự vệ của Việt Nam phần nào đã hạn chế sự chuyển hƣớng của các dịng thép. Ngay trong lúc các chính sách thuế tự vệ còn hiệu lực, hoạt động của nhà máy Formosa Hà Tĩnh và Dung Quất Quảng Ngãi đƣợc kỳ vọng sẽ giúp ngành thép trong nƣớc hạn chế bớt sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu.

Trong năm 2015, Trung Quốc chiếm 74% sản lƣợng thép nhập vào Việt Nam, sở dĩ thép Trung Quốc vào Việt Nam ồ ạt nhƣ vậy là vì sản lƣợng thép ở nƣớc này dƣ thừa ở mức cao, và các sản phẩm thép khi xuất sang Việt Nam đƣợc hƣởng mức thuế nhập khẩu 0%, giá thành thấp. Điều này đã gây ảnh hƣởng rất tiêu cực tới các doanh nghiệp trong nƣớc. Ngay sau đó, năm 2016 và năm 2017, Bộ Công thƣơng đã áp dụng chính sách thuế tự vệ với mặt hàng thép nhập khẩu vào Việt Nam, điều này khiến cho việc nhập khẩu thép lập tức giảm, đặc biệt là thép từ Trung Quốc, chỉ còn khoảng 7 triệu tấn, so với mức 10 triệu tấn năm 2015. Kết quả sau khi áp thuế rất khả quan, giá thép tăng, mở ra tƣơng lai tốt cho các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc.

Bảng 2.1. Biểu thuế tự vệ ngành thép của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kênh phân phối thép xây dựng tại công ty cổ phần sản xuất thép vina one (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)