5. Kết cấu của luận văn Luận văn:
1.3 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của một số Ngân hàng thương mại trên địa
1.3.2.2 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của Trung Quốc
Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới với trên 1,2 tỷ người. Trong hơn 2 thập kỷ qua nền kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 7- 8%/năm. Với đường lối thu hút đầu tư và du lịch, phát huy nội lực và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở cơng nghệ tiên tiến, thẻ ở Trung Quốc đó có mơi trường phát triển thuận lợi.
Mặc dù dân số đông, nhưng trình độ của đại đa số dân chúng trong lĩnh vực sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng cá nhân, đặc biệt là sử dụng thẻ còn rất thấp.
Theo thống kê của tạp chí Ngân hàng Châu Á (TheAsianBanker) thì chỉ có 3% tiêu dùng được thực hiện qua hình thức thanh tốn thẻ, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Hiện tại, ở Trung Quốc chỉ có khoảng 350 triệu thẻ các loại (chiếm tỷ lệ
0,27thẻ/người), trong đó thẻ tín dụng quốc tế chỉ có khoảng một triệu, còn lại là thẻ ghi nợ nội địa.
Xuất phát từ thực trạng đó, hướng của Trung Quốc là trước mắt tập trung vào phát triển thẻ ghi nợ để tạo thói quen sử dụng trong dân chúng. Đồng thời để tạo cơ sở cho thị trường thẻ tín dụng phát triển, Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp như giảm lãi suất tín dụng, bãi bỏ quy định bắt buộc thế chấp, trả lương cho công chức Nhà nước thong qua tài khoản cá nhân mở tại Ngân hàng, bước đầu cho phép các Ngân hàng nước ngoài mua cổ phần của Ngân hàng trong nước, tạo thuận lợi để phát triển dịch vụ thẻ tại nước mình.
Từ thực tế trên, ta có thể rút ra kinh nghiệm: Khi xuất phát điểm của thị trường thẻ còn quá thấp, cần tập trung vào phát triển thẻ ghi nợ trước để tạo thói quen dùng thẻ , giúp họ tiếp cận dần với dịch vụ thẻ, mở rộng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng cá nhân, đồng thời tạo tiền đề để phát triển và hoàn thiện thị trường thẻ một cách đầy đủ.