Trọng tâm chỉ đạo hoạt động bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai001 (Trang 47 - 50)

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠ

2.2.2. Trọng tâm chỉ đạo hoạt động bán lẻ

Tiếp tục quán triệt nhận thức NHBL là hoạt động kinh doanh có tính chất chủ lực và lâu dài đối với hệ thống BIDV nói chung và BIDV Đồng Nai nói riêng, là yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững của chi nhánh. Định kỳ tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện các nghị quyết để rút ra những bài học kinh nghiệm đồng thời

xác định mục tiêu, kế hoạch cho hoạt động NHBL cho giai đoạn sắp tới.

- Về mơ hình tổ chức và phát triển nguồn nhân lực:

Hoàn thiện mơ hình tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh NHBL đồng bộ,

thống nhất từ Chi nhánh đến PGD. Xác định rõ nhiệm vụ bán sản phẩm bán lẻ cho khách hàng quan trọng là nhiệm vụ chính của phịng QHKHCN, Phịng GDKH/các PGD có trách nhiệm phối hợp với phòng QHKHCN nâng cao chất lượng phục vụ

đối với nhóm khách hàng này.

Chú trọng kiện tồn và bổ sung nguồn nhân lực theo hướng ưu tiên cho hoạt

động NHBL. Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ bán lẻ theo nhiều hình thức:

trực tuyến, tập trung, đào tạo tại chỗ, đào tạo thường xuyên, cập nhật kiến thức

hàng năm. Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng người, đúng việc, thực hiện luân chuyển cán bộ để sắp xếp công việc phù hợp nhất với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo, thực hiện nội dung đào tạo theo đúng chức trách, nhiệm vụ của cán bộ tham gia vào hoạt động kinh doanh NHBL.

- Công tác quản trị điều hành trong hoạt động bán lẻ:

Trên cơ sở các chỉ tiêu Kế hoạch kinh doanh NHBL được giao, triển khai kế

hoạch đến từng đơn vị, cá nhân. Định kỳ theo dõi việc hoàn thành các chỉ tiêu để

đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh chung.

Trong công tác điều hành tại Chi nhánh, đặc biệt trong các cuộc họp giao

ban cần phải dành quan tâm cho hoạt động bán lẻ: có báo cáo riêng về hoạt động bán lẻ; thường xuyên có sự đánh giá, tổng kết những mặt đạt, chưa đạt được trong hoạt động bán lẻ để có giải pháp điều hành nhằm hoàn thành kế hoạch kinh doanh

được giao.

Ngoài hoạt động QHKHDN, Chi nhánh giao các cán bộ phòng QHKHDN chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu NHBL, bán chéo sản phẩm dịch vụ NHBL đối với

lãnh đạo và cán bộ nhân viên doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, tiền gửi tại Chi nhánh.

- Phát triển, nâng cao hiệu quả mạng lưới và kênh phân phối:

Chủ động chuẩn bị nhân sự, cơ sở vật chất, sắp xếp lại mạng lưới để có điều kiện tập trung mở mới PGD để nắm bắt cơ hội kinh doanh tại các địa bàn. Tiếp tục thực hiện kéo dài thời gian giao dịch cụ thể là giao dịch vào buổi sáng ngày thứ bảy tại trụ sở của Chi nhánh và các PGD để đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của

khách hàng và đảm bảo khả năng cạnh tranh với ngân hàng đối thủ.

Nâng cao chất lượng ATM, đảm bảo ATM hoạt động thông suốt, giảm thiểu tối đa lỗi đường truyền gây khó khăn trong việc thực hiện giao dịch của khách hàng. Tiếp tục phát triển điểm đặt mới ATM, POS và đại lý thanh toán theo hướng phân bổ rộng khắp từng khu vực.

- Nâng cao chất lượng giao dịch phục vụ khách hàng:

Quán triệt tất cả cán bộ thực hiện nghiêm túc 10 nguyên tắc giao dịch nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, đồng thời bố trí một bộ phận/tổ kiểm tra giám sát việc tuân thủ thực hiện các quy định này.

Quan tâm đến các điều kiện thuận tiện cho khách hàng giao dịch từ việc bảo

đảm có chỗ gửi xe, thẻ gửi xe miễn phí đến việc tăng cường cơng tác đảm bảo an

toàn cho khách hàng.

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thơng và marketing NHBL:

Đảm bảo tính tuân thủ về hình ảnh thương hiệu, hình ảnh quảng bá sản

phẩm, dịch vụ, tổ chức thực hiện các chương trình tiếp thị cho hoạt động bán lẻ

theo đúng chỉ đạo của HSC về quy mô, thời gian triển khai cũng như cách thức

thực hiện và sử dụng bộ nhận diện thương hiệu chung trong việc triển khai công tác Marketing. Tổ chức triển khai tốt các chương trình truyền thơng, chăm sóc

khách hàng, đặc biệt là các khách hàng quan trọng vào những dịp Tết, lễ. Có thể

giới thiệu và tư vấn nhanh các sản phẩm đơn giản, đồng thời phải thông báo đầy đủ

- Xây dựng cơ chế động lực gắn với chế tài cho hoạt động bán lẻ:

Xây dựng cơ chế động lực trên nguyên tắc gắn với kết quả hoạt động của cán bộ; theo từng dịng sản phẩm, được xem là cơng cụ hữu hiệu để gia tăng doanh số, kết quả bán hàng. Đồng thời,bổ sung các hình thức khen thưởng dưới dạng các

khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó, có sự đánh giá thích hợp cho khối hỗ trợ để động viên cũng

như tạo động lực phối hợp thực hiện hiệu quả hơn trong công tác bán lẻ sản phẩm đến khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai001 (Trang 47 - 50)