ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai001 (Trang 77)

HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH

ĐỒNG NAI 2.5.1. Điểm mạnh

- Tiềm lực tài chính mạnh:BIDV Đồng Nai là một trong những chi nhánh

hoạt động hiệu quả trong toàn hệ thống BIDV. Với tiềm lực tài chính mạnh là một

trong những lợi thế cạnh tranh đối với các NHTM khác trên địa bàn.

- Có nhiều khách hàng bán lẻ truyền thống: Với thời gian hoạt động trên

35 năm, Chi nhánh đã xây dựng được nền khách hàng ổn định, chất lượng cả về huy động vốn và tín dụng. Họ là những khách hàng trung thành lâu năm, sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ của BIDV. Ngoài ra, khách hàng truyền thống còn sẵn lòng giới thiệu cho người thân, bạn bè những sản phẩm, dịch vụ

mới, tiện ích hơn.

- Chi nhánh có nguồn lực lao động trẻ, nhiệt huyết, có chí cầu tiến, tự học

hỏi nâng cao trình độ nghề nghiệp: Đây là một trong những lợi thế quan trọng của

BIDV Đồng Nai trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt đối với lĩnh vực

bán lẻ có số lượng khách hàng đông đảo, nhu cầu đa dạng.

- Hạ tầng công nghệ tốt: Hệ thống công nghệ thường xuyên được nâng cấp

cũng tạo ra một lợi thế không nhỏ trong hoạt động bán lẻ của BIDV Đồng Nai. Vì công nghệ là yếu tố nền tảng cho các sản phẩm dịch vụ thuộc lĩnh vực tài chính nói

chung và định hướng phát triển dịch vụ NHBL nói riêng. Những sản phẩm hiện đại, đòi hỏi công nghệ cao như thẻ, Internet Banking… không thể vận hành tốt và nhanh bị lỗi thời nếu không có hệ thống công nghệ tốt và hiện đại.

- Uy tín trên thị trường: Trong giai đoạn tái cơ cấu lại hệ thống các ngân

hàng TMCP nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, thì BIDV là thương hiệu mạnh, đã có

uy tín trên thị trường, có được lòng tin từ phía khách hàng nên đây là cơ hội tốt

cho chi nhánh tiếp cận, sàng lọc những khách hàng tốt.

2.5.2. Điểm yếu

- Mạng lưới của BIDV Đồng Nai còn mỏng: So với các ngân hàng Agribank, Vietcombank, Vietinbank,...trên địa bàn, mạng lưới của BIDV Đồng

Thị xã Long Khánh trong khi các NHTM khác đã có mặt ở hầu hết các huyện của

tỉnh.

- Thương hiệu NHBL của BIDV chưa nổi tiếng: BIDV đã có thương hiệu,

tuy nhiên còn một phần lớn người dân vẫn chưa biết đến; nguyên nhân: mặc dù

BIDV tăng cường cho chiến lược quảng bá thương hiệu nhưng việc làm này chỉ

mới thực hiện vài năm gần đây, và chỉ tập trung đối với nhóm đối tượng khách

hàng ở khu vực thành thị, thương hiệu BIDV vẫn còn xa lạ đối với các nhóm

khách hàng ở các khu vực ngoại ô thành thị.

- Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm dịch vụ ngân hàng tuy đa dạng, phong

phú nhưng thường đi sau các ngân hàng TMCP khác và tính khác biệt chưa cao.

- Nền khách hàng chưa đảm bảo: còn tập trung, phụ thuộc vào một số

khách hàng truyền thống, khả năng thu hút, lôi kéo khách hàng tốt còn yếu.

- Đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm: Cán bộ bán lẻ

còn thiếu thực hiện tốt các kỹ năng tiếp thị, bán hàng. Bên cạnh đó, cơ chế lương thưởng chưa linh hoạt đối với nguồn nhân lực chất lượng cao..

2.5.3. Lợi thế cạnh tranh

Trong những năm gần đây, mạng lưới các Ngân hàng trên địa bàn phát triển vượt bậc, đánh dấu bởi sự hiện diện của hàng loạt các Ngân hàng Thương mại mới trên địa bàn như: Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime bank), Đông Nam Á (Seabank), Kiên Long, Đại Tín (Trustbank), Phát triển nhà TPHCM (HDbank), Việt Nam thương tín (Vietbank), Liên Việt, Tiên Phong…Theo số liệu thống kê của Chi nhánh NHNN tỉnh Đồng Nai đến 31/12/2012 có 48 chi nhánh cấp 1 và 01 trụ sở chính của NHTM trên địa bàn bao gồm NHTM Nhà nước, NHTM Cổ phần,

Ngân hàng Liên Doanh và Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Xét về quy mô: dẫn đầu là hệ thống các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank Đồng Nai năm 2012 chiếm 16,2% thị

Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank Đồng Nai năm 2012 chiếm 8% thị phần về huy động vốn và 10,8% về dư nợ tín dụng), Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Nam (Vietinbank Đồng Nai chiếm 6,8% thị phần về huy động vốn và 7,2% về dư

nợ tín dụng). Xét về quy mô thì BIDV Đồng Nai còn đứng sau các ngân hàng này với 5,4% thị phần về huy động vốn và 4,3% thị phần về dư nợ tín dụng. Kế tiếp là

các Ngân hàng TMCP khác như Sacombank, Eximbank, Daiabank,…Do đặc điểm

phần đông dân số tỉnh nhà chủ yếu làm nông nghiệp, với lợi thế mạng lưới phủ

xuống tận cấp xã, do vậy trên địa bàn Đồng Nai số lượng điểm mạng lưới của

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn luôn đứng đầu và vượt trội so với

các Ngân hàng khác. Do vậy mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

luôn chiếm thị phần lớn nhất trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, các NH TMCP lớn trên địa bàn như Vietcombank, Vietinbank, ACB, Sacombank, Eximbank, ,...đang đẩy mạnh phát triển các sản

phẩm dịch vụ mang tính công nghệ cao, đa dạng về chủng loại dịch vụ cung cấp

cho khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chính sách hậu mãi hấp dẫn để thu hút và lôi kéo khách hàng. Đây sẽ là một thách thức lớn cho chi nhánh trong việc

giữ và phát triển nền khách hàng của chi nhánh.

So với các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước như Vietcombank, Vietinbank thì BIDV có sự tương đồng về quy mô danh mục sản phẩm, công nghệ,

chính sách khách hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng, chương trình quảng cáo, khuyến mãi,… Các ngân hàng TMCP có quy mô nhỏ, mới thành lập, hoặc lịch sử

hình thành và phát triển ngắn không phải là đối thủ cạnh tranh của BIDV về mọi

mặt; nhưng các ngân hàng TMCP có thương hiệu lớn như: ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank, Đông Á,…có thế mạnh về các sản phẩm đa tiện ích

phục vụ hướng đến khách hàng bán lẻ, không gian giao dịch, hình ảnh thương hiệu, kỹ năng chăm sóc khách hàng, quảng cáo, khuyến mãi,…

Qua những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu cũng như đánh giá các đối

giá ở mức khá. Ưu thế về tiềm lực tài chính, uy tín là những yếu tố đem đến những lợi thế cạnh tranh về thị phần cho lĩnh vực ngân hàng bán lẻ của BIDV Đồng Nai. Với nền khách hàng truyền thống hiện có cộng với những ưu thế về tài chính, uy tín, BIDV Đồng Nai sẽ không khó trong việc gia tăng số lượng khách hàng và mở

rộng thị phần. Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại cũng là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành lợi thế cạnh tranh về chất lượng dịch vụ cao đối với dịch vụ

ngân hàng bán lẻ của BIDV. Ngoài ra, không thể không nhắc đến vai trò của đội

ngũ cán bộ bán lẻ trẻ, nhiệt huyết là một trong những lợi thế góp phần vào sự phát

triển hoạt động bán lẻ của Chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của Luận văn đã phân tích được thực trạng hoạt động của BIDV Đồng Nai, đưa ra được toàn cảnh bức tranh dịch vụ NHBL của BIDV Đồng Nai,

về mục tiêu, trọng tâm chỉ đạo hoạt động bán lẻ. Đồng thời phân tích tỷ trọng, tốc độ phát triển, chất lượng cung ứng sản phẩm dịch vụ NHBL ở tất cả các mảng dịch

vụ bao gồm huy động vốn, tín dụng, thẻ, ngân hàng điện tử,…. Qua đó khái quát những kết quả đạt được trong công tác điều hành hoạt động NHBL cũng như nêu ra được một số tồn tại, hạn chế trong phát triển dịch vụ NHBL và nguyên nhân của

những hạn chế. Qua việc phân tích môi trường bên ngoài và thực trạng nội bộ của BIDV Đồng Nai cho thấy môi trường hoạt động cho lĩnh vực bán lẻ của BIDV

Đồng Nai có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển, đồng thời cũng xuất hiện nhiều thách thức cần vượt qua. Để thực hiện điều này, đòi hỏi BIDV cần xây dựng được một chiến lược hợp lý trên cơ sởđánh giá chính xác điểm mạnh và điểm yếu hiện

tại, sử dụng lợi thế cạnh tranh của mình để tận dụng những cơ hội, hạn chế những nguy cơ cho mục tiêu phát triển dịch vụ NHBL.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL CỦA BIDV VÀ BIDV

ĐỒNG NAI

3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ NHBL của BIDV

Với sứ mệnh “ Luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính-ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các

cổ đông; tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển

nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng” thông qua giá trị cốt lõi là “Hướng đến

khách hàng – Đổi mới Phát triển – Chuyên nghiệp Sáng tạo – Trách nhiệm xã hội

– Chất lượng, Tin cậy”. Là kim chỉ nam cho định hướng giá trị sản phẩm dịch vụ:

Luôn dẫn đầu về giải pháp toàn diện để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng mục

tiêu thay vì chỉ cung cấp các sản phẩm thông thường như các ngân hàng khác trên

thị trường.

Sau 3 năm (2010-2012) triển khai Nghị quyết số 1235/NQ-HĐQT ngày

21/12/2009 về định hướng phát triển giai đoạn 2010-2012, tầm nhìn tới 2015; hoạt động NHBL của BIDV đã đạt được kết quả khả quan. Rõ nét nhất là sự chuyển

biến tích cực trong toàn hệ thống BIDV, từ HSC đến Chi nhánh, về quan điểm,

nhận thức cần tập trung mở rộng hoạt động NHBL. Bên cạnh đó, mô hình tổ chức

kinh doanh NHBL bước đầu đã được xác lập và đang dần hoàn thiện với đội ngũ

cán bộ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Cơ cấu thu nhập từ hoạt động bán lẻ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của hệ thống; đặc

biệt HĐVDC đóng góp quan trọng cho phát triển nền vốn bền vững, góp phần đảm

Để đạt được mục tiêu phát triển an toàn – chất lượng – hiệu quả - bền vững,

theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, BIDV xác định hoạt động NHBL có vai trò quan trọng, tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển dài hạn của BIDV theo định hướng trở thành NHTM hiện đại hàng đầu của Việt Nam. Theo đó, cần thiết phải

có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong hoạt động NHBL của BIDV, theo hướng gia tăng hoạt động NHBL cả về quy mô, hiệu quả và chất lượng; xác định đây là một

hoạt động kinh doanh cốt lõi, cần tiếp tục đầu tư, tạo ra đột phá trong hoạt động

NHBL thời gian tới.

- Mục tiêu đến năm 2015: Phát triển hoạt động NHBL có hiệu quả và chất lượng, nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn

và dịch vụ bán lẻ.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Hiệu quả hoạt động: Nâng tỷ trọng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh NHBL (trước dự phòng rủi ro) trong tổng thu nhập ròng từ hoạt động kinh

doanh của ngân hàng đạt 35-40% vào năm 2015.

+ Khách hàng mục tiêu: cá nhân, hộ gia đình có thu nhập cao và trung bình khá trở lên. Phấn đấu đến 2015 đạt khoảng 7 triệu khách hàng.

+ Địa bàn mục tiêu: Tập trung vào các địa bàn đông dân cư, các thành phố

lớn như Hà Nội, TPHCM, các đô thị loại 1,2,3,4 trên toàn quốc.

+ Sản phẩm: Triển khai các sản phẩm để sử dụng, nhiều tiện ích, giàu tính công nghệ, đa dạng phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, từng vùng miền; lấy

sản phẩm thẻ, tiền gửi và sản phẩm ngân hàng điện tử làm mũi nhọn.

+ Kênh phân phối: Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng kênh phân phối truyền thống và hiện đại, tạo hiệu quả tốt nhất.

Giai đoạn từ 2013 – 2015 trở đi sẽ là giai đoạn bùng nổ: đẩy mạnh phát

triển thị trường trên khắp cả nước và sẵn sàng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng HĐVDC bình quân 22-23%, tốc độ tăng trưởng dư nợ TDBL bình quân 18-19%, thẻ ghi nợ tăng bình quân 25%, thẻ tín dụng tăng

3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ NHBL của BIDV Đồng Nai

3.1.2.1. Tiềm năng phát triển dịch vụ NHBL trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Cơ cấu dân số và thu nhập:

Theo báo cáo thông chí tình hình kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh năm

2012 của tỉnh : Dân số Đồng Nai đặc biệt tăng nhanh trong những năm vừa qua,

làn sóng di cư của nhiều người dân lao động từ các tỉnh phía Bắc và Miền trung vào Đồng Nai tại các khu công nghiệp tập trung. Quy mô dân số tỉnh Đồng Nai năm 2012 là 2.712.000 người, dự kiến năm 2013, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới

1,1%. Số người trong độ tuổi lao động là trên 1,8 triệu người, trong đó số lao động đang làm việc khoảng 1,5 triệu người. Tỷ lệ dân cư thành thị chiếm khoảng 35%, dân cư nông thôn chiếm 65%.

Kinh tế Đồng Nai luôn có mức tăng trưởng cao, năm 2012 GDP tăng trên

12%, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng tăng 12,4%; ngành dịch vụ tăng

14,6%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,3%. GDP bình quân đầu người đạt 1.977USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp - xây dựng chiếm 57%; dịch vụ chiếm 36,16%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm

6,84%.

Theo phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ số 73/2008/QĐ-TTg, tốc độ tăng trưởng

kinh tế giai đoạn 2011-2015 đạt 14,5%, giai đoạn 2015-2020 đạt 13,5-14%. GDP

bình quân đầu người năm 2015 đạt 3.270 USD và đến năm 2020 đạt 6.480 USD.

Cơ cấu kinh tế năm 2020, công nghiệp 51%, dịch vụ 46%, nông nghiệp 3%.

- Mạng lưới chi nhánh, hệ thống phân phối sản phẩm NHBL:

Hiện nay, Đồng Nai đang phát triển theo hướng quy hoạch là trở thành một

trung tâm công nghiệp của vùng kinh tế cũng như của cả nước, với GDP bình quân

đầu người tăng nhanh đặc biệt tại các đô thị, bên cạnh đó là khu vực kinh tế dân

doanh ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ NHBL sẽ ngày càng cao. Những khu vực kinh tế phát triển mạnh, tập trung đông dân cư là Thành

phố Biên Hoà, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Khánh, các khu vực này có tiềm năng mở thêm các phòng giao dịch cung ứng sản phẩm dịch vụ NHBL.

- Tính tất yếu phát triển dịch vụ NHBL trên địa bàn Đồng Nai :

Phát triển sản phẩm dịch vụ NHBL đã và đang được nhiều NHTM quan tâm

bởi những ưu điểm mà dịch vụ NHBL mang lại, và BIDV Đồng Nai cũng không

nằm ngoài xu thế đó. Mặc dù mảng kinh doanh này đã được lãnh đạo BIDV Đồng

Nai quan tâm từ nhiều năm trước, tuy nhiên do những điều kiện và vị thế đặc thù của mình mà hiện mảng kinh doanh này vẫn còn chưa được quan tâm khai thác đúng mức.

Trước xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực kinh doanh ngân

hàng, BIDV Đồng Nai hiện không chỉ cạnh tranh với các chi nhánh NHTM trong nước mà cả với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang từng bước tìm cách chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Vốn là một trong những NHTM đi đầu trong lĩnh

vực đầu tư các công trình xây dựng, cho vay bán buôn, nhóm khách hàng truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai001 (Trang 77)