Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển hoàn chỉnh, các động lực thị trường có khả năng tác động đến hành vi của những chủ thể tham gia
thị trường ở mức độ cao hơn. Ngoài ra, do công nghệ tự động hóa, máy móc thiết
bị phục vụ cho hoạt động ngân hàng tại đây cũng phát triển từ rất sớm, vai trò của
Hiệp hội ngân hàng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động thanh toán. Chính vì vậy,
Trung tâm chuyển mạch tập trung được hình thành mà không cần có sự can thiệp
của nhà nước, do Hiệp hội ngân hàng chủ trì vận hành. Xu hướng khá rõ ở Nhật
Bản là nhiều ngân hàng lớn, hoạt động đa năng chọn phương án kết nối trực tiếp. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ đạt được sau một quá trình dài và các ngân hàng phải
thay thế hệ thống cũ bằng một hệ thống thế hệ mới, sau khi đã tự rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm từ thực tế.
Toàn bộ các dịch vụ thanh toán đều liên quan ở một mức độ nào đó sự hợp tác và cạnh tranh. Thái độ cạnh tranh đòi hỏi phải có sự can thiệp từ các cơ quan
quản lý nhà nước để thúc đẩy, tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác và phối
hợp. Mỗi loại hình hoạt động dịch vụ có đặc trưng khác nhau và sự phát triển của
nó phụ thuộc vào yết tố cạnh tranh hoặc hợp tác. Do đó, vấn đề đối với các cơ
quan quản lý nhà nước là tạo sự cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh để đảm bảo
hiệu quả trên thị trường dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, sự hợp nhất các cơ sở hạ
tầng thanh toán thành một nhà cung ứng dịch vụ duy nhất là yếu tố giúp hạ thấp
chi phí quản lý và vận hành đối với các bên tham gia thị trường trong ngắn hạn nhưng về lâu dài cũng có thể là yếu tố tác động đến động lực đầu tư vào các công
nghệ mới hạ giá thành và phát triển dịch vụ gia tăng trong tương lai. Nếu cơ sở hạ
tầng mà không kết nối liên thông với các hệ thống hiện có thì các thị trường dịch
vụ thanh toán sẽ bị chia cắt và phân lập, chi phí quản lý vận hành hệ thống sẽ cao,
không tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.