HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
ĐỒNG NAI
- Tiềm lực tài chính mạnh: BIDV Đồng Nai là một trong những chi nhánh
hoạt động hiệu quả trong toàn hệ thống BIDV. Với tiềm lực tài chính mạnh là một trong những lợi thế cạnh tranh đối với các NHTM khác trên địa bàn.
- Có nhiều khách hàng bán lẻ truyền thống: Với thời gian hoạt động trên
35 năm, Chi nhánh đã xây dựng được nền khách hàng ổn định, chất lượng cả về huy động vốn và tín dụng. Họ là những khách hàng trung thành lâu năm, sử dụng
ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ của BIDV. Ngoài ra, khách hàng truyền
thống còn sẵn lòng giới thiệu cho người thân, bạn bè những sản phẩm, dịch vụ
mới, tiện ích hơn.
- Chi nhánh có nguồn lực lao động trẻ, nhiệt huyết, có chí cầu tiến, tự học
hỏi nâng cao trình độ nghề nghiệp: Đây là một trong những lợi thế quan trọng của
BIDV Đồng Nai trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt đối với lĩnh vực bán lẻ có số lượng khách hàng đông đảo, nhu cầu đa dạng.
- Hạ tầng công nghệ tốt: Hệ thống công nghệ thường xuyên được nâng cấp
cũng tạo ra một lợi thế không nhỏ trong hoạt động bán lẻ của BIDV Đồng Nai. Vì cơng nghệ là yếu tố nền tảng cho các sản phẩm dịch vụ thuộc lĩnh vực tài chính nói
chung và định hướng phát triển dịch vụ NHBL nói riêng. Những sản phẩm hiện đại, địi hỏi cơng nghệ cao như thẻ, Internet Banking… không thể vận hành tốt và
nhanh bị lỗi thời nếu khơng có hệ thống cơng nghệ tốt và hiện đại.
- Uy tín trên thị trường: Trong giai đoạn tái cơ cấu lại hệ thống các ngân
hàng TMCP nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, thì BIDV là thương hiệu mạnh, đã có uy tín trên thị trường, có được lịng tin từ phía khách hàng nên đây là cơ hội tốt cho chi nhánh tiếp cận, sàng lọc những khách hàng tốt.
2.5.2. Điểm yếu
- Mạng lưới của BIDV Đồng Nai còn mỏng: So với các ngân hàng
Agribank, Vietcombank, Vietinbank,...trên địa bàn, mạng lưới của BIDV Đồng Nai còn mỏng. Chủ yếu tập trung ở TP Biên Hoà, chỉ mới thành lập một PGD ở
Thị xã Long Khánh trong khi các NHTM khác đã có mặt ở hầu hết các huyện của tỉnh.
- Thương hiệu NHBL của BIDV chưa nổi tiếng: BIDV đã có thương hiệu,
tuy nhiên còn một phần lớn người dân vẫn chưa biết đến; nguyên nhân: mặc dù
BIDV tăng cường cho chiến lược quảng bá thương hiệu nhưng việc làm này chỉ
mới thực hiện vài năm gần đây, và chỉ tập trung đối với nhóm đối tượng khách hàng ở khu vực thành thị, thương hiệu BIDV vẫn còn xa lạ đối với các nhóm
khách hàng ở các khu vực ngoại ơ thành thị.
- Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm dịch vụ ngân hàng tuy đa dạng, phong
phú nhưng thường đi sau các ngân hàng TMCP khác và tính khác biệt chưa cao. - Nền khách hàng chưa đảm bảo: còn tập trung, phụ thuộc vào một số
khách hàng truyền thống, khả năng thu hút, lôi kéo khách hàng tốt còn yếu.
- Đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm: Cán bộ bán lẻ còn thiếu thực hiện tốt các kỹ năng tiếp thị, bán hàng. Bên cạnh đó, cơ chế lương
thưởng chưa linh hoạt đối với nguồn nhân lực chất lượng cao..
2.5.3. Lợi thế cạnh tranh
Trong những năm gần đây, mạng lưới các Ngân hàng trên địa bàn phát triển
vượt bậc, đánh dấu bởi sự hiện diện của hàng loạt các Ngân hàng Thương mại mới trên địa bàn như: Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime bank), Đông Nam Á
(Seabank), Kiên Long, Đại Tín (Trustbank), Phát triển nhà TPHCM (HDbank),
Việt Nam thương tín (Vietbank), Liên Việt, Tiên Phong…Theo số liệu thống kê của Chi nhánh NHNN tỉnh Đồng Nai đến 31/12/2012 có 48 chi nhánh cấp 1 và 01 trụ sở chính của NHTM trên địa bàn bao gồm NHTM Nhà nước, NHTM Cổ phần, Ngân hàng Liên Doanh và Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Xét về quy mô: dẫn đầu là hệ thống các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank Đồng Nai năm 2012 chiếm 16,2% thị phần về huy động vốn và 13,3% về dư nợ tín dụng); kế đến Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank Đồng Nai năm 2012 chiếm 8% thị phần về
huy động vốn và 10,8% về dư nợ tín dụng), Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam (Vietinbank Đồng Nai chiếm 6,8% thị phần về huy động vốn và 7,2% về dư nợ tín dụng). Xét về quy mơ thì BIDV Đồng Nai còn đứng sau các ngân hàng này với 5,4% thị phần về huy động vốn và 4,3% thị phần về dư nợ tín dụng. Kế tiếp là
các Ngân hàng TMCP khác như Sacombank, Eximbank, Daiabank,…Do đặc điểm
phần đông dân số tỉnh nhà chủ yếu làm nông nghiệp, với lợi thế mạng lưới phủ xuống tận cấp xã, do vậy trên địa bàn Đồng Nai số lượng điểm mạng lưới của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn luôn đứng đầu và vượt trội so với các Ngân hàng khác. Do vậy mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn chiếm thị phần lớn nhất trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, các NH TMCP lớn trên địa bàn như Vietcombank,
Vietinbank, ACB, Sacombank, Eximbank, ,...đang đẩy mạnh phát triển các sản
phẩm dịch vụ mang tính cơng nghệ cao, đa dạng về chủng loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chính sách hậu mãi hấp dẫn để thu
hút và lôi kéo khách hàng. Đây sẽ là một thách thức lớn cho chi nhánh trong việc
giữ và phát triển nền khách hàng của chi nhánh.
So với các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước như Vietcombank, Vietinbank thì BIDV có sự tương đồng về quy mơ danh mục sản phẩm, cơng nghệ, chính sách khách hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng, chương trình quảng cáo, khuyến mãi,… Các ngân hàng TMCP có quy mơ nhỏ, mới thành lập, hoặc lịch sử hình thành và phát triển ngắn không phải là đối thủ cạnh tranh của BIDV về mọi mặt; nhưng các ngân hàng TMCP có thương hiệu lớn như: ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank, Đơng Á,…có thế mạnh về các sản phẩm đa tiện ích
phục vụ hướng đến khách hàng bán lẻ, khơng gian giao dịch, hình ảnh thương
hiệu, kỹ năng chăm sóc khách hàng, quảng cáo, khuyến mãi,…
Qua những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu cũng như đánh giá các đối
giá ở mức khá. Ưu thế về tiềm lực tài chính, uy tín là những yếu tố đem đến những
lợi thế cạnh tranh về thị phần cho lĩnh vực ngân hàng bán lẻ của BIDV Đồng Nai. Với nền khách hàng truyền thống hiện có cộng với những ưu thế về tài chính, uy tín, BIDV Đồng Nai sẽ khơng khó trong việc gia tăng số lượng khách hàng và mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, cơng nghệ hiện đại cũng là một yếu tố quan trọng
trong việc hình thành lợi thế cạnh tranh về chất lượng dịch vụ cao đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV. Ngồi ra, khơng thể khơng nhắc đến vai trị của đội ngũ cán bộ bán lẻ trẻ, nhiệt huyết là một trong những lợi thế góp phần vào sự phát triển hoạt động bán lẻ của Chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của Luận văn đã phân tích được thực trạng hoạt động của BIDV Đồng Nai, đưa ra được toàn cảnh bức tranh dịch vụ NHBL của BIDV Đồng Nai,
về mục tiêu, trọng tâm chỉ đạo hoạt động bán lẻ. Đồng thời phân tích tỷ trọng, tốc
độ phát triển, chất lượng cung ứng sản phẩm dịch vụ NHBL ở tất cả các mảng dịch
vụ bao gồm huy động vốn, tín dụng, thẻ, ngân hàng điện tử,…. Qua đó khái quát những kết quả đạt được trong công tác điều hành hoạt động NHBL cũng như nêu
ra được một số tồn tại, hạn chế trong phát triển dịch vụ NHBL và nguyên nhân của
những hạn chế. Qua việc phân tích mơi trường bên ngoài và thực trạng nội bộ của
BIDV Đồng Nai cho thấy môi trường hoạt động cho lĩnh vực bán lẻ của BIDV Đồng Nai có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển, đồng thời cũng xuất hiện nhiều
thách thức cần vượt qua. Để thực hiện điều này, đòi hỏi BIDV cần xây dựng được một chiến lược hợp lý trên cơ sở đánh giá chính xác điểm mạnh và điểm yếu hiện
tại, sử dụng lợi thế cạnh tranh của mình để tận dụng những cơ hội, hạn chế những
nguy cơ cho mục tiêu phát triển dịch vụ NHBL.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –