TÓM TẮT CƠ HỘI, NGUY CƠ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai001 (Trang 75)

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 2.4.1. Cơ hội

- Môi trường chính trị ổn định: Từ đó, tạo điều kiện cho hoạt động NHBL

của BIDV Đồng Nai. Sự ổn định về chính trị cũng chính là một nhân tố quan trọng

kéo nguồn vốn tích trữ trong dân thành nguồn vốn huy động của ngân hàng.

- Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá: Tỉnh Đồng Nai nói chung và Tp.Biên Hòa nói riêng là một thị trường lớn, năng động, có tiềm lực phát triển

mạnh, có thành phần kinh tế đủ ngành nghề, nhiều khu công nghiệp nhất trong cả nước; Đời sống và mức thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng, trong khi tỷ lệ người sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn thấp; là cơ hội để mở rộng

hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- Nhu cầu về dịch vụ bán lẻ tăng cao: Tiềm năng phát triển thị trường bán

lẻ là cơ hội không nhỏ cho BIDV nhằm nắm giữ các phân đoạn khách hàng phù hợp. Thời điểm hiện tại là giai đoạn thích hợp tạo lập mục tiêu chiếm lĩnh thị phần, trước khi có sự xâm nhập sâu hơn của hàng loạt ngân hàng nước ngoài với các thế

mạnh về sản phẩm, dịch vụ và công nghệ.

- Môi trường luật pháp ngày càng hoàn thiện: Sự cải tiến của hệ thống luật pháp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng giúp tạo ra môi trường kinh doanh minh

bạch, thông thoáng hơn và do đó cũng đem đến nhiều cơ hội kinh doanh NHBL của BIDV Đồng Nai nói riêng và các NHTM nói chung.

- Công nghệ tin học và viễn thông ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở

Việt Nam: Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, đã góp phần làm tăng hiệu

quả hoạt động, tạo nền tảng cho việc khai thác các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng đa dạng hơn nhu cầu của khách hàng cá nhân, giúp ngân hàng quản lý rủi ro

tốt hơn.

2.4.2. Nguy cơ

- Cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ ngày càng gay gắt: Hội nhập kinh tế

quốc tế tạo ra những cơ hội cũng như thách thức đối với các NHTM Việt Nam,

không chỉ riêng BIDV Đồng Nai. Sự xâm nhập vào thị trường tài chính của các ngân hàng nước ngoài, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính,… tạo sự canh

tranh gay gắt đối với các NHTM Việt Nam. Lợi thế cạnh tranh có nguy cơ suy

giảm đối với các Ngân hàng trong nước khi số lượng các Ngân hàng có tiềm lực

mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý tham gia vào thị trường ngày

càng tăng.

- Thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động và sự thay đổi nhanh trong

chính sách của NHNN: Đây cũng là những thách thức cần lưu ý đối với hoạt động bán lẻ. Bởi những biến động của các yếu tố lạm phát, lãi suất… sẽ tạo ảnh hưởng

trực tiếp đến niềm tin và quyết định của khách hàng trong giao dịch ngân hàng. Ngoài ra, những thay đổi trong chính sách có thể sẽ gây tác động đến chiến lược

kinh doanh bán lẻ đặc biệt trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay, đòi hỏi ngân

hàng phải điều chỉnh hoạt động, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. Điển hình là trong thời điểm hiện nay, lãi suất đang có xu hướng giảm ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Khách hàng có xu hướng chuyển sang đầu tư những

kênh khác có lợi nhuận cao hơn.

- Khó khăn về kinh tế: Kinh tế thế giới và trong nước năm 2013 được dự báo

kiềm chế lạm phát. Tăng trưởng GDP thấp hơn giai đoạn trước sẽ ảnh hưởng đến

tiết kiệm của nền kinh tế và do đó ảnh hưởng đến huy động vốn của hệ thống ngân

hàng. Những năm gần đây, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải

thể, phá sản ngày càng tăng, số lượng lao động thất nghiệp tăng lên đáng kể, làm cho ngân hàng gặp khó khăn khi phát triển sản phẩm dịch vụ mới.

- Thói quen sử dụng tiền mặt trong lưu thông vẫn chiếm ưu thế: Nền kinh tế

tiền mặt của Việt Nam đã và sẽ tiếp tục là những khó khăn, thách thức đối với việc

phát triển doanh số bán lẻ. Các phương thức giao dịch ngân hàng chưa thật sự quen

với đại bộ phận dân cư nhất là với những người dân có trình độ học vấn thấp, những nơi xa trung tâm thành phố… là những yếu tố không dễ dàng vượt qua

trong hoạt động kinh doanh NHBL ngay cả khi các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ có

chất lượng tốt và nhiều tiện ích.

- Khách hàng cá nhân ngày càng trở nên khó tính và mong đợi nhiều hơn ở

dịch vụ ngân hàng: Ngoài cách thức phục vụ, cần đưa ra dãy sản phẩm phù hợp đáp ứng hầu hết nhu cầu của khách hàng ví dụ các sản phẩm chuyên dành cho phái nữ, trẻ em với những tiện ích nhanh gọn, thủ tục đơn giản. Vì vậy, cần có sự tư vấn

về các lĩnh vực khi khách hàng có nhu cầu, có thể phối hợp với các đối tác khi cần

thiết để giải đáp và phục vụ một cách tốt nhất. Ngoài ra, với số lượng ngân hàng ngày càng tăng, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn và ngày càng có đòi hỏi cao hơn về dịch vụ ngân hàng. Yếu tố tâm lý cũng có thể gây trở ngại bởi nhiều người

dân vẫn còn ngại tiếp xúc với ngân hàng vì cho rằng thủ tục phức tạp, nhiều yêu cầu về giấy tờ, văn bản và thời gian giao dịch hạn chế.

2.5. ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH

ĐỒNG NAI 2.5.1. Điểm mạnh

- Tiềm lực tài chính mạnh:BIDV Đồng Nai là một trong những chi nhánh

hoạt động hiệu quả trong toàn hệ thống BIDV. Với tiềm lực tài chính mạnh là một

trong những lợi thế cạnh tranh đối với các NHTM khác trên địa bàn.

- Có nhiều khách hàng bán lẻ truyền thống: Với thời gian hoạt động trên

35 năm, Chi nhánh đã xây dựng được nền khách hàng ổn định, chất lượng cả về huy động vốn và tín dụng. Họ là những khách hàng trung thành lâu năm, sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ của BIDV. Ngoài ra, khách hàng truyền thống còn sẵn lòng giới thiệu cho người thân, bạn bè những sản phẩm, dịch vụ

mới, tiện ích hơn.

- Chi nhánh có nguồn lực lao động trẻ, nhiệt huyết, có chí cầu tiến, tự học

hỏi nâng cao trình độ nghề nghiệp: Đây là một trong những lợi thế quan trọng của

BIDV Đồng Nai trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt đối với lĩnh vực

bán lẻ có số lượng khách hàng đông đảo, nhu cầu đa dạng.

- Hạ tầng công nghệ tốt: Hệ thống công nghệ thường xuyên được nâng cấp

cũng tạo ra một lợi thế không nhỏ trong hoạt động bán lẻ của BIDV Đồng Nai. Vì công nghệ là yếu tố nền tảng cho các sản phẩm dịch vụ thuộc lĩnh vực tài chính nói

chung và định hướng phát triển dịch vụ NHBL nói riêng. Những sản phẩm hiện đại, đòi hỏi công nghệ cao như thẻ, Internet Banking… không thể vận hành tốt và nhanh bị lỗi thời nếu không có hệ thống công nghệ tốt và hiện đại.

- Uy tín trên thị trường: Trong giai đoạn tái cơ cấu lại hệ thống các ngân

hàng TMCP nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, thì BIDV là thương hiệu mạnh, đã có

uy tín trên thị trường, có được lòng tin từ phía khách hàng nên đây là cơ hội tốt

cho chi nhánh tiếp cận, sàng lọc những khách hàng tốt.

2.5.2. Điểm yếu

- Mạng lưới của BIDV Đồng Nai còn mỏng: So với các ngân hàng Agribank, Vietcombank, Vietinbank,...trên địa bàn, mạng lưới của BIDV Đồng

Thị xã Long Khánh trong khi các NHTM khác đã có mặt ở hầu hết các huyện của

tỉnh.

- Thương hiệu NHBL của BIDV chưa nổi tiếng: BIDV đã có thương hiệu,

tuy nhiên còn một phần lớn người dân vẫn chưa biết đến; nguyên nhân: mặc dù

BIDV tăng cường cho chiến lược quảng bá thương hiệu nhưng việc làm này chỉ

mới thực hiện vài năm gần đây, và chỉ tập trung đối với nhóm đối tượng khách

hàng ở khu vực thành thị, thương hiệu BIDV vẫn còn xa lạ đối với các nhóm

khách hàng ở các khu vực ngoại ô thành thị.

- Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm dịch vụ ngân hàng tuy đa dạng, phong

phú nhưng thường đi sau các ngân hàng TMCP khác và tính khác biệt chưa cao.

- Nền khách hàng chưa đảm bảo: còn tập trung, phụ thuộc vào một số

khách hàng truyền thống, khả năng thu hút, lôi kéo khách hàng tốt còn yếu.

- Đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm: Cán bộ bán lẻ

còn thiếu thực hiện tốt các kỹ năng tiếp thị, bán hàng. Bên cạnh đó, cơ chế lương thưởng chưa linh hoạt đối với nguồn nhân lực chất lượng cao..

2.5.3. Lợi thế cạnh tranh

Trong những năm gần đây, mạng lưới các Ngân hàng trên địa bàn phát triển vượt bậc, đánh dấu bởi sự hiện diện của hàng loạt các Ngân hàng Thương mại mới trên địa bàn như: Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime bank), Đông Nam Á (Seabank), Kiên Long, Đại Tín (Trustbank), Phát triển nhà TPHCM (HDbank), Việt Nam thương tín (Vietbank), Liên Việt, Tiên Phong…Theo số liệu thống kê của Chi nhánh NHNN tỉnh Đồng Nai đến 31/12/2012 có 48 chi nhánh cấp 1 và 01 trụ sở chính của NHTM trên địa bàn bao gồm NHTM Nhà nước, NHTM Cổ phần,

Ngân hàng Liên Doanh và Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Xét về quy mô: dẫn đầu là hệ thống các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank Đồng Nai năm 2012 chiếm 16,2% thị

Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank Đồng Nai năm 2012 chiếm 8% thị phần về huy động vốn và 10,8% về dư nợ tín dụng), Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Nam (Vietinbank Đồng Nai chiếm 6,8% thị phần về huy động vốn và 7,2% về dư

nợ tín dụng). Xét về quy mô thì BIDV Đồng Nai còn đứng sau các ngân hàng này với 5,4% thị phần về huy động vốn và 4,3% thị phần về dư nợ tín dụng. Kế tiếp là

các Ngân hàng TMCP khác như Sacombank, Eximbank, Daiabank,…Do đặc điểm

phần đông dân số tỉnh nhà chủ yếu làm nông nghiệp, với lợi thế mạng lưới phủ

xuống tận cấp xã, do vậy trên địa bàn Đồng Nai số lượng điểm mạng lưới của

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn luôn đứng đầu và vượt trội so với

các Ngân hàng khác. Do vậy mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

luôn chiếm thị phần lớn nhất trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, các NH TMCP lớn trên địa bàn như Vietcombank, Vietinbank, ACB, Sacombank, Eximbank, ,...đang đẩy mạnh phát triển các sản

phẩm dịch vụ mang tính công nghệ cao, đa dạng về chủng loại dịch vụ cung cấp

cho khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chính sách hậu mãi hấp dẫn để thu hút và lôi kéo khách hàng. Đây sẽ là một thách thức lớn cho chi nhánh trong việc

giữ và phát triển nền khách hàng của chi nhánh.

So với các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước như Vietcombank, Vietinbank thì BIDV có sự tương đồng về quy mô danh mục sản phẩm, công nghệ,

chính sách khách hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng, chương trình quảng cáo, khuyến mãi,… Các ngân hàng TMCP có quy mô nhỏ, mới thành lập, hoặc lịch sử

hình thành và phát triển ngắn không phải là đối thủ cạnh tranh của BIDV về mọi

mặt; nhưng các ngân hàng TMCP có thương hiệu lớn như: ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank, Đông Á,…có thế mạnh về các sản phẩm đa tiện ích

phục vụ hướng đến khách hàng bán lẻ, không gian giao dịch, hình ảnh thương hiệu, kỹ năng chăm sóc khách hàng, quảng cáo, khuyến mãi,…

Qua những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu cũng như đánh giá các đối

giá ở mức khá. Ưu thế về tiềm lực tài chính, uy tín là những yếu tố đem đến những lợi thế cạnh tranh về thị phần cho lĩnh vực ngân hàng bán lẻ của BIDV Đồng Nai. Với nền khách hàng truyền thống hiện có cộng với những ưu thế về tài chính, uy tín, BIDV Đồng Nai sẽ không khó trong việc gia tăng số lượng khách hàng và mở

rộng thị phần. Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại cũng là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành lợi thế cạnh tranh về chất lượng dịch vụ cao đối với dịch vụ

ngân hàng bán lẻ của BIDV. Ngoài ra, không thể không nhắc đến vai trò của đội

ngũ cán bộ bán lẻ trẻ, nhiệt huyết là một trong những lợi thế góp phần vào sự phát

triển hoạt động bán lẻ của Chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của Luận văn đã phân tích được thực trạng hoạt động của BIDV Đồng Nai, đưa ra được toàn cảnh bức tranh dịch vụ NHBL của BIDV Đồng Nai,

về mục tiêu, trọng tâm chỉ đạo hoạt động bán lẻ. Đồng thời phân tích tỷ trọng, tốc độ phát triển, chất lượng cung ứng sản phẩm dịch vụ NHBL ở tất cả các mảng dịch

vụ bao gồm huy động vốn, tín dụng, thẻ, ngân hàng điện tử,…. Qua đó khái quát những kết quả đạt được trong công tác điều hành hoạt động NHBL cũng như nêu ra được một số tồn tại, hạn chế trong phát triển dịch vụ NHBL và nguyên nhân của

những hạn chế. Qua việc phân tích môi trường bên ngoài và thực trạng nội bộ của BIDV Đồng Nai cho thấy môi trường hoạt động cho lĩnh vực bán lẻ của BIDV

Đồng Nai có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển, đồng thời cũng xuất hiện nhiều thách thức cần vượt qua. Để thực hiện điều này, đòi hỏi BIDV cần xây dựng được một chiến lược hợp lý trên cơ sởđánh giá chính xác điểm mạnh và điểm yếu hiện

tại, sử dụng lợi thế cạnh tranh của mình để tận dụng những cơ hội, hạn chế những nguy cơ cho mục tiêu phát triển dịch vụ NHBL.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL CỦA BIDV VÀ BIDV

ĐỒNG NAI

3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ NHBL của BIDV

Với sứ mệnh “ Luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính-ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các

cổ đông; tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển

nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng” thông qua giá trị cốt lõi là “Hướng đến

khách hàng – Đổi mới Phát triển – Chuyên nghiệp Sáng tạo – Trách nhiệm xã hội

– Chất lượng, Tin cậy”. Là kim chỉ nam cho định hướng giá trị sản phẩm dịch vụ:

Luôn dẫn đầu về giải pháp toàn diện để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng mục

tiêu thay vì chỉ cung cấp các sản phẩm thông thường như các ngân hàng khác trên

thị trường.

Sau 3 năm (2010-2012) triển khai Nghị quyết số 1235/NQ-HĐQT ngày

21/12/2009 về định hướng phát triển giai đoạn 2010-2012, tầm nhìn tới 2015; hoạt động NHBL của BIDV đã đạt được kết quả khả quan. Rõ nét nhất là sự chuyển

biến tích cực trong toàn hệ thống BIDV, từ HSC đến Chi nhánh, về quan điểm,

nhận thức cần tập trung mở rộng hoạt động NHBL. Bên cạnh đó, mô hình tổ chức

kinh doanh NHBL bước đầu đã được xác lập và đang dần hoàn thiện với đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai001 (Trang 75)