TÓM TẮT CƠ HỘI, NGUY CƠ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai001 (Trang 75 - 77)

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

2.4.1. Cơ hội

- Mơi trường chính trị ổn định: Từ đó, tạo điều kiện cho hoạt động NHBL

của BIDV Đồng Nai. Sự ổn định về chính trị cũng chính là một nhân tố quan trọng

kéo nguồn vốn tích trữ trong dân thành nguồn vốn huy động của ngân hàng.

- Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá: Tỉnh Đồng Nai nói chung và

Tp.Biên Hịa nói riêng là một thị trường lớn, năng động, có tiềm lực phát triển mạnh, có thành phần kinh tế đủ ngành nghề, nhiều khu công nghiệp nhất trong cả

nước; Đời sống và mức thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, nên nhu

cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng, trong khi tỷ lệ

người sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn thấp; là cơ hội để mở rộng

hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- Nhu cầu về dịch vụ bán lẻ tăng cao: Tiềm năng phát triển thị trường bán

lẻ là cơ hội không nhỏ cho BIDV nhằm nắm giữ các phân đoạn khách hàng phù hợp. Thời điểm hiện tại là giai đoạn thích hợp tạo lập mục tiêu chiếm lĩnh thị phần,

trước khi có sự xâm nhập sâu hơn của hàng loạt ngân hàng nước ngoài với các thế

mạnh về sản phẩm, dịch vụ và công nghệ.

- Môi trường luật pháp ngày càng hoàn thiện: Sự cải tiến của hệ thống luật

bạch, thơng thống hơn và do đó cũng đem đến nhiều cơ hội kinh doanh NHBL

của BIDV Đồng Nai nói riêng và các NHTM nói chung.

- Cơng nghệ tin học và viễn thông ngày càng được ứng dụng rộng rãi

Việt Nam: Cơng nghệ thơng tin phát triển nhanh chóng, đã góp phần làm tăng hiệu

quả hoạt động, tạo nền tảng cho việc khai thác các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp

ứng đa dạng hơn nhu cầu của khách hàng cá nhân, giúp ngân hàng quản lý rủi ro

tốt hơn.

2.4.2. Nguy cơ

- Cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ ngày càng gay gắt: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội cũng như thách thức đối với các NHTM Việt Nam, không chỉ riêng BIDV Đồng Nai. Sự xâm nhập vào thị trường tài chính của các

ngân hàng nước ngoài, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính,… tạo sự canh

tranh gay gắt đối với các NHTM Việt Nam. Lợi thế cạnh tranh có nguy cơ suy giảm đối với các Ngân hàng trong nước khi số lượng các Ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, cơng nghệ và trình độ quản lý tham gia vào thị trường ngày càng tăng.

- Thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động và sự thay đổi nhanh trong

chính sách của NHNN: Đây cũng là những thách thức cần lưu ý đối với hoạt động

bán lẻ. Bởi những biến động của các yếu tố lạm phát, lãi suất… sẽ tạo ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin và quyết định của khách hàng trong giao dịch ngân hàng.

Ngoài ra, những thay đổi trong chính sách có thể sẽ gây tác động đến chiến lược kinh doanh bán lẻ đặc biệt trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay, đòi hỏi ngân hàng phải điều chỉnh hoạt động, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. Điển hình là trong thời điểm hiện nay, lãi suất đang có xu hướng giảm ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Khách hàng có xu hướng chuyển sang đầu tư những kênh khác có lợi nhuận cao hơn.

- Khó khăn về kinh tế: Kinh tế thế giới và trong nước năm 2013 được dự báo

kiềm chế lạm phát. Tăng trưởng GDP thấp hơn giai đoạn trước sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm của nền kinh tế và do đó ảnh hưởng đến huy động vốn của hệ thống ngân hàng. Những năm gần đây, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, phá sản ngày càng tăng, số lượng lao động thất nghiệp tăng lên đáng kể, làm cho ngân hàng gặp khó khăn khi phát triển sản phẩm dịch vụ mới.

- Thói quen sử dụng tiền mặt trong lưu thơng vẫn chiếm ưu thế: Nền kinh tế

tiền mặt của Việt Nam đã và sẽ tiếp tục là những khó khăn, thách thức đối với việc phát triển doanh số bán lẻ. Các phương thức giao dịch ngân hàng chưa thật sự quen với đại bộ phận dân cư nhất là với những người dân có trình độ học vấn thấp,

những nơi xa trung tâm thành phố… là những yếu tố không dễ dàng vượt qua trong hoạt động kinh doanh NHBL ngay cả khi các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ có

chất lượng tốt và nhiều tiện ích.

- Khách hàng cá nhân ngày càng trở nên khó tính và mong đợi nhiều hơn ở dịch vụ ngân hàng: Ngoài cách thức phục vụ, cần đưa ra dãy sản phẩm phù hợp

đáp ứng hầu hết nhu cầu của khách hàng ví dụ các sản phẩm chuyên dành cho phái

nữ, trẻ em với những tiện ích nhanh gọn, thủ tục đơn giản. Vì vậy, cần có sự tư vấn về các lĩnh vực khi khách hàng có nhu cầu, có thể phối hợp với các đối tác khi cần thiết để giải đáp và phục vụ một cách tốt nhất. Ngoài ra, với số lượng ngân hàng ngày càng tăng, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn và ngày càng có địi hỏi cao

hơn về dịch vụ ngân hàng. Yếu tố tâm lý cũng có thể gây trở ngại bởi nhiều người

dân vẫn còn ngại tiếp xúc với ngân hàng vì cho rằng thủ tục phức tạp, nhiều yêu cầu về giấy tờ, văn bản và thời gian giao dịch hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai001 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)