Ph−ơng pháp đo

Một phần của tài liệu Kiểm nghiệm dược phẩm (Trang 84 - 85)

C chuẩn thêm vào

3.1.3.4.Ph−ơng pháp đo

Mẫu thử luôn luôn đ−ợc đo so sánh với mẫu chuẩn.

Kiểm tra vùng tuyến tính của c−ờng độ huỳnh quang và điều chỉnh độ nhạy của thiết bị với độ pha loãng thích hợp của dung dịch chuẩn .

Ghi c−ờng độ huỳnh quang của dung dịch thử, dung dịch chuẩn và các mẫu trắng t−ơng ứng của chúng.

Tính toán nồng độ của dung dịch thử :

OSS S OX X S X I I I I C C − − = (3.19) ở đây: CX: nồng độ của dung dịch thử CS : nồng độ của dung dịch chuẩn IX : trị số đo đ−ợc của dung dịch thử IS : trị số đo đ−ợc của dung dịch chuẩn

I0X và I0S : trị số đo đ−ợc của các mẫu trắng t−ơng ứng.

Vùng trong đó c−ờng độ huỳnh quang tỉ lệ thuận với nồng độ của chất th−ờng rất hẹp, cho nên tỷ số (IX - I0X)/ (IS - I0S) phải không đợc < 0,50 và không > 2,0. Nếu tỷ số không nằm trong khoảng trên thì phải điều chỉnh nồng độ và tiến hành đo lại.

Trong một số tr−ờng hợp, có thể sử dụng cách đo so sánh với chuẩn cố định. Thí dụ: dùng kính huỳnh quang hoặc một chất phát huỳnh quang khác.

Nếu c−ờng độ huỳnh quang không tỉ lệ nghiêm ngặt với nồng độ thì nên sử dụng ph−ơng pháp đồ thị chuẩn t−ơng quan giữa c−ờng độ và nồng độ.

Độ nhạy của máy có thể đ−ợc kiểm tra bằng một dung dịch bền của chất huỳnh quang khác với dải sóng kích thích và phát xạ t−ơng tự nh− dải của chất thử, thay thế cho chất chuẩn.

Ví dụ:

− Natri fluorescein cho huỳnh quang xanh lá cây,

− Rhodamin B cho huỳnh quang màu đỏ.

độ tinh khiết của dung môi có thể ảnh h−ởng đáng kể tới c−ờng độ huỳnh quang. Nếu cần nên cất lại trong máy cất bằng thuỷ tinh tr−ớc khi dùng.

Sự có mặt của các tiểu phân keo có thể gây nên sự tán xạ ánh sáng, cho nên cần phải loại bỏ chúng bằng ly tâm hoặc lọc bằng màng lọc thuỷ tinh xốp.

Oxy hoà tan trong dung dịch làm giảm c−ờng độ huỳnh quang rất mạnh, cần phải đuổi nó bằng cách sục khí trơ qua dung dịch.

Một phần của tài liệu Kiểm nghiệm dược phẩm (Trang 84 - 85)