0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Vi khuẩn (Bacteria)

Một phần của tài liệu KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM (Trang 118 -120 )

C X chuẩn thêm vào

Kiểm nghiệm thuốc bằng ph−ơng pháp sinh học

4.3.1.1. Vi khuẩn (Bacteria)

Đặc điểm:

Vi khuẩn là những vi sinh vật đơn bào có cấu tạo tế bào tiền nhân (Procaryote), có kích th−ớc rất nhỏ. Đ−ờng kính tế bào phần lớn thay đổi trong khoảng 0,2 → 2,0àm, chiều dài từ 2 - 8àm. Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau, nh− hình cầu, hình que, xoắn, dấu phảy. Vi khuẩn chỉ sinh sản vô tính,

một số tạo bào tử. Mỗi tế bào vi khuẩn chỉ có một bào tử. Một số vi khuẩn có khả năng di động nhờ sự có mặt của một hoặc nhiều lông (flagella).

Phân loại:

Việc phân loại vi khuẩn rất phức tạp, phải dựa vào nhiều đặc điểm, hình thái, sinh lý, sinh hoá để chia vi khuẩn thành các họ, chi, loài khác nhau. Với mục đích phục vụ cho công tác kiểm nghiệm thuốc, ta không đi sâu vào nghiên cứu phân loại, nh−ng cần tìm hiểu vi khuẩn, theo các nhóm dựa trên hình thể, tính chất bắt màu thuốc nhuộm Gram và khả năng hô hấp của chúng.

− Theo hình thể:

+ Cầu khuẩn (Coccus): Vi khuẩn hình cầu có thể đứng riêng rẽ

(Micrococcus), thành từng đám (Staphylococcus), hoặc chuỗi

(Streptococcus), hay xếp thành từng đôi (Diplococcus).

+ Trực khuẩn (Bacillus): Vi khuẩn hình que ngắn đứng riêng lẻ hay thành chuỗi (Bacillus anthracis) hoặc hình que hai đầu tròn (Escherichia coli). + Xoắn khuẩn (Spirillum): Vi khuẩn hình lò xo nh−: Treponema Pallidum. + Phẩy khuẩn (Vibrio): Vi khuẩn hình dấu phẩy nh− Vibrio cholerae. − Theo tính chất bắt màu thuốc nhuộm Gram.

+ Vi khuẩn có màu tím sau khi nhuộm Gram: Vi khuẩn Gram + + Vi khuẩn có màu đỏ sau khi nhuộm Gram: Vi khuẩn Gram – − Theo đặc tính của quá trình hô hấp:

+ Sử dụng oxy tự do trong quá trình hô hấp: Vi khuẩn hiếu khí.

+ Phát triển đ−ợc cả trong điều kiện hiếu khí và kỵ khí, có quá trình hô hấp nitrat: vi khuẩn kỵ khí không bắt buộc.

+ Chỉ sống trong điều kiện kỵ khí, có quá trình hô hấp sulfat: Vi khuẩn kỵ khí bắt buộc.

Sinh sản của vi khuẩn:

1 2 2 3 4 thời gian log N

− Vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi tế bào. Sự phân chia tế bào xảy ra rất nhanh. Trong điều kiện môi tr−ờng thích hợp và không có các yếu tố kìm hãm thì một tế bào vi khuẩn sau 6 giờ có thể sinh ra 250.000 tế bào mới. Tuy nhiên, sự nhân lên của vi khuẩn không phải là vô tận, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong môi tr−ờng nuôi cấy, sự sinh sản của vi khuẩn sau một thời gian nhất định sẽ bị ngừng lại vì nhiều nguyên nhân nh−: thức ăn bị hết dần, hoặc vi khuẩn có thể tiết ra những chất kìm hãm sự phát triển của chúng.

− Tốc độ phát triển của vi khuẩn trong môi tr−ờng nuôi cấy tĩnh thay đổi theo thời gian và tuân theo một quy luật nhất định bao gồm 4 pha: Pha lag, pha logarit, pha ổn định và pha tử vong (Hình 4.1).

− Sự phát triển của vi khuẩn trong môi tr−ờng lỏng có thể quan sát sau khoảng 18 - 24 giờ nuôi cấy. Chúng có thể làm đục môi tr−ờng, tạo váng trên bề mặt hoặc lắng cặn ở đáy ống nghiệm.

− Trên các môi tr−ờng đặc, khuẩn lạc của các vi khuẩn th−ờng nhỏ hơn khuẩn lạc của vi nấm, bề mặt nhẵn, bóng, −ớt hoặc nhăn nheo, ... Khuẩn lạc của vi khuẩn tạo sắc tố với các màu nh−: trắng (Staphylococcus albus), vàng (Staphylococcus aureus), hồng (Micrococcus), xanh (Pseudomonas aeruginosa), ... Mỗi vi khuẩn có đặc tính riêng về hình dạng, kích th−ớc, màu sắc khuẩn lạc. Các đặc tính này giúp cho việc xác định vi khuẩn trong quá trình kiểm nghiệm d−ợc phẩm.

Một phần của tài liệu KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM (Trang 118 -120 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×