C X chuẩn thêm vào
Kiểm nghiệm thuốc bằng ph−ơng pháp sinh học
4.3.1.2. Vi nấm (Microfungi)
•
•
Đặc điểm:
Vi nấm có cấu tạo tế bào nhân thật (Eucaryote). Tế bào vi nấm rất nhỏ. Muốn quan sát cần dùng kính hiển vi. Nấm không có chất diệp lục, sống hoại sinh hoặc ký sinh, sinh sản vô tính hoặc hữu tính.
Vi nấm bao gồm hai loại là nấm men và nấm mốc. Trong kiểm nghiệm vi sinh vật, cần phát hiện hai loại này có trong d−ợc phẩm.
Nấm men (Yeast):
− Nấm men có cấu tạo đơn bào, sinh sản chủ yếu bằng nẩy chồi. Tế bào nấm men có kích th−ớc, hình dạng khác nhau tuỳ loài. Chúng có thể hình cầu, bầu dục, hình quả chanh, hình ống…
− Khuẩn lạc nấm men bao gồm nhiều cá thể th−ờng thuộc một loài phát triển từ một cá thể mẹ tạo thành một khối. Khuẩn lạc nấm men th−ờng to hơn khuẩn lạc vi khuẩn, bề mặt có nếp nhăn hoặc trơn nhẵn, không tạo sợi.
− Nấm men đ−ợc sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm nh− làm bánh mỳ, bia, r−ợu… Nh−ng nhiều nấm men gây bệnh hoặc làm hỏng thực phẩm, thuốc.
Nấm mốc (Mold):
•
•
− Nấm mốc có cấu tạo sợi, sinh sản bằng bào tử, sống hoại sinh, chúng th−ờng phát triển trên bề mặt cơ chất d−ới dạng những lớp hình sợi, mạng nhện hoặc khối sợi bông.
Sợi nấm rất nhỏ, đ−ờng kính trung bình 5àm, chiều dài có thể vài chục centimet. Sợi nấm có vách ngăn hoặc không có vách ngăn. Toàn bộ sợi nấm và các nhánh phát triển từ một bào tử nấm rồi đan kết nhau thành một khối gọi là hệ sợi nấm.
− Trên môi tr−ờng thạch nuôi cấy, hệ sợi nấm phát triển thành một khối có tiết diện hình tròn hoặc gần tròn gọi là khuẩn lạc. Khuẩn lạc đ−ợc đặc tr−ng bởi màu sắc của sợi nấm và của bào tử. Bề mặt khuẩn lạc có thể m−ợt, dạng hạt, dạng sợi hoặc xốp…
− Nấm sinh sản bằng bào tử: Bào tử vô tính hoặc bào tử hữu tính . Sự sinh sản vô tính và hữu tính luôn đan kết nhau trong quá trình sinh tr−ởng của nấm. Vì vậy, nấm phát triển rất nhanh trên bề mặt các cơ chất. Nấm mốc th−ờng gây ra những biến đổi về màu sắc, mùi vị, chất l−ợng của thuốc. Một số sinh các độc tố (Mycotoxin) có hại cho ng−ời và động vật.
4.3.1.3. Sự ảnh h−ởng của các yếu tố ngoại cảnh đối với quá trình phát triển
của vi sinh vật
Sinh tr−ởng và trao đổi chất của vi sinh vật liên quan chặt chẽ đến các điều kiện của môi tr−ờng bên ngoài. Các điều kiện này bao gồm hàng loạt các yếu tố khác nhau, tác động qua lại với nhau. Đa số các yếu tố đều có một đặc tính tác dụng chung biểu hiện ở 3 điểm hoạt động: Tối thiểu, tối −u, cực đại. Khi một yếu tố có tác dụng tối −u, vi sinh vật phát triển với tốc độ cực đại. Nếu yếu tố này có tác dụng cực đại , vi sinh vật ngừng sinh tr−ởng và th−ờng chết.
Các yếu tố bên ngoài có ảnh h−ởng đến đời sống của vi sinh vật là vật lý, hoá học và sinh học, trong đó các yếu tố vật lý là đáng chú ý nhất. Yếu tố vật lý bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng:
Nhiệt độ:
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất đối với đời sống vi sinh vật. Mỗi loài vi sinh vật có một giới hạn nhiệt độ phát triển thích hợp. Nói chung đối với vi sinh vật, nhiệt độ phát triển th−ờng từ 15 – 45oC.
ở nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi quá trình trao đổi chất của vi sinh vật, vi sinh vật bị chết. Các tế bào sinh d−ỡng th−ờng bị chết ở nhiệt độ 60oC/20 - 30 phút.
Các bào tử chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 120oC/ 30 – 40 phút. Tính chất này đ−ợc ứng dụng trong việc tiệt trùng. Nhiệt độ thấp chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật (trừ vi sinh vật −a lạnh).
•
•
•
Độ ẩm:
Hầu hết các quá trình sống của vi sinh vật có liên quan đến n−ớc. Khi thiếu n−ớc xảy ra hiện t−ợng loại n−ớc khỏi tế bào vi sinh vật, trao đổi chất bị giảm, tế bào sẽ chết. Vì vậy, để bảo quản d−ợc phẩm, d−ợc liệu tránh khỏi tác động của vi sinh vật cần có một giới hạn độ ẩm nhất định.
ánh sáng:
ánh sáng mặt trời gồm các tia bức xạ nh−: tia tử ngoại, hồng ngoại, tia gamma có tác dụng phá huỷ tế bào vi sinh vật, đặc biệt là tia tử ngoại. Bức xạ UV b−ớc sóng khoảng 260nm, có tác dụng diệt khuẩn mạnh nhất. D−ới ảnh h−ởng của tia UV, vi sinh vật bị chết hoặc đột biến tuỳ theo liều l−ợng.
Để ngăn ngừa tác hại của vi sinh vật đối với thuốc các tác nhân vật lý trên cần đ−ợc vận dụng trong quá trình sản xuất và bảo quản d−ợc phẩm, nhằm hạn chế tối đa số l−ợng vi sinh vật gây nhiễm ban đầu. Đồng thời các chế phẩm d−ợc phải đ−ợc quy định giới hạn vi sinh vật cho phép.