- Na2S (H2S) thioacetamid
2.4.2. Pha chế và xác định độ chuẩn
• Pha chế:
Cơ chế phản ứng chỉ rõ một phân tử iod oxy hoá một phân tử SO2 tiêu thụ một phân tử n−ớc trong môi tr−ờng có d− pyridin và methanol. Khi pha thuốc thử ng−ời ta dùng một l−ợng d− SO2 và pyridin. Vì vậy phản ứng của thuốc thử với n−ớc do l−ợng I2 quyết định. Độ chuẩn của thuốc thử th−ờng 2 đến 5 mg H2O/ ml. L−ợng SO2 d− gấp 2 lần, pyridin gấp 3 - 4 lần.
Độ chuẩn của thuốc thử giảm dần trong quá trình bảo quản. Vì vậy th−ờng chỉ pha chế tr−ớc 1 - 2 ngày. Có tr−ờng hợp pha thành hai dung dịch:
Dung dịch A: SO2 và pyridin trong methanol, Dung dịch B: I2 trong methanol khan.
• Xác định độ chuẩn của thuốc thử: có 2 cách.
1. Xác định hàm l−ợng n−ớc d−ới 1%, ng−ời ta chọn một hóa chất có hàm l−ợng n−ớc kết tinh xác định, sấy khô để loại độ ẩm. Cho thuốc thử tác dụng với hóa chất rồi tính ra đ−ơng l−ợng. Muối natri tartrat dihydrat (C4H4Na2. 2H2O) hay đ−ợc lựa chọn.
2. Xác định hàm l−ợng n−ớc trên 1%, xác định hàm l−ợng n−ớc theo dung dịch chuẩn n−ớc/ methanol.
2.4.3. Xác định điểm t−ơng đ−ơng
Hai cách phổ biến xác định điểm t−ơng đ−ơng của phản ứng định l−ợng: 1. Theo l−ợng thừa của iod khi n−ớc đã phản ứng hết. Sự đổi màu do thừa thuốc thử.
2. Chuẩn độ amper với 2 điện cực platin (chuẩn độ đến điểm dừng). Một số nhà sản xuất cho ra đời các dụng cụ chuẩn độ tự động dùng thuốc thử Karl Fischer.
2.4.4. ứng dụng
Thuốc thử Karl Fischer đ−ợc dùng để xác định hàm l−ợng n−ớc trong nhiều dạng mẫu khác nhau. Dựa vào đặc điểm của mẫu ng−ời ta xây dựng qui trình phân tích cho phù hợp.
Nếu mẫu dễ tan trong methanol, ng−ời ta dùng chuẩn độ trực tiếp n−ớc trong các chất hữu cơ nh− acid, alcol, ester, anhydrid, kể cả các muối ngậm n−ớc.
Nếu mẫu ít tan trong thuốc thử, ng−ời ta dùng chuẩn độ thừa trừ: cho một l−ợng thừa thuốc thử. Sau thời gian phản ứng thích hợp, xác định l−ợng d− bằng dung dịch chuẩn n−ớc trong methanol.
Một cải tiến khác là chiết hồi l−u n−ớc trong mẫu bằng methanol khan. Xác định l−ợng n−ớc chiết xuất đ−ợc bằng chuẩn độ trực tiếp. Kỹ thuật này rất thích hợp cho định l−ợng n−ớc hấp thụ, n−ớc kết tinh.
Cần l−u ý là một số phản ứng hóa học cản trở ph−ơng pháp Karl Fischer do tạo thành n−ớc sau phản ứng:
− Các hợp chất carbonyl tác dụng với methanol:
R − CHO + 2CH3OH R − CH (OCH3)2 + H2O
− Oxyd kim loại phản ứng với HI MO + 2 HI MI2 + H2O
Ngoài ra các chất oxy hóa khử cũng th−ờng cản trở ph−ơng pháp Karl Fischer vì chất oxy hóa sẽ phản ứng với iodid là sản phẩm của thuốc thử, còn chất khử phản ứng với iod của thuốc thử.