Những kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Bình (Trang 82 - 84)

Trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu công chứng ngày càng tăng, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều biện pháp để huy động các nguồn lực nhằm phát triển các tổ chức hành nghề công chứng đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân trên địa bàn, nhất là công chứng các hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, các cá nhân, hộ gia đình. Trong q trình hành nghề, các tổ chức hành nghề cơng chứng đã bám sát và tuân thủ các quy định của

pháp luật hiện hành về công chứng, dân sự, đất đai, nhà ở để công chứng các hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đảm bảo đúng

quy định của pháp luật. Về trình tự, thủ tục, địa điểm, thời gian và thẩm

quyền công chứng các hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được các công chứng viên tuân thủ nghiêm túc, không gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi có nhu cầu công chứng. Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chưa có trường hợp nào phải bồi thường thiệt hại do lỗi mà công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng. Công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng đã tuân thủ các nguyên tắc và đạo đức hành nghề công chứng; tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng; giữ bí mật về nội dung công chứng. Các hồ sơ công chứng được lưu đầy đủ, khoa học, đảm bảo yêu cầu lưu trữ ít nhất 20 năm. Các tổ chức hành nghề công chứng cũng đã thực hiện niêm yết các quy định về mức thu phí cơng chứng các hợp đồng, giao dịch, thù lao cơng chứng, ngun tắc tính chi phí khác.

Có thể nói, các tổ chức hành nghề công chứng đã hoạt động ổn định, phát triển theo chiều hướng chun nghiệp hóa, đúng theo tính chất của một dịch vụ công, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng đã trở thành một nghề, một ngành chun mơn sâu. Vì vậy, các tổ chức hành nghề cơng chứng đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Bình,

tăng nguồn thu ngân sách của địa phương, giải quyết việc làm cho nhiều người lao động; đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho hoạt động thế chấp vay vốn đầu tư kinh doanh, thương mại, nhất là trong công chứng các hợp đồng thế chấp

quyền sử dụng đất. Thông qua việc công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền lợi của các bên được xác định một cách rõ ràng trên cơ sở sự ràng buộc các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Với việc vay vốn bằng hình thức thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền và lợi ích của các

ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng được bảo đảm hơn so với việc vay khơng có bảo đảm bằng tài sản hoặc có tài sản nhưng hợp đồng chưa được

công chứng. Bằng việc giao bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp giữ; nên từ khi hợp đồng thế chấp được công chứng, quyền của bên thế chấp bị hạn chế. Bên thế chấp không thể chuyển dịch hay thực hiện quyền định đoạt quyền sử dụng đất của mình cho người khác.

Trong những năm qua, việc công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đã khẳng định vị trí, vai trị của hoạt động cơng chứng đối với xã hội, góp phần phịng ngừa vi phạm pháp luật, hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra, tạo được niềm tin cho cơ quan, cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng. Bởi tính chuyên nghiệp của các tổ chức hành nghề công chứng, nên các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thường chọn cơng chứng hợp đồng hơn là chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy nhiên, do một số địa bàn cấp huyện vẫn chưa có tổ chức hành nghề cơng chứng, nên buộc lịng họ vẫn phải chọn chứng thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và đối đầu với các rủi ro tiềm ẩn khác.

Trong q trình cơng chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, ngoài việc giúp hai bên kiểm soát các nội dung trái pháp luật, các cơng chứng viên cũng thường tư vấn, giải thích, giúp đỡ về mặt pháp lý cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng. Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, các hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được công chứng xảy ra tranh chấp hoặc phải xử lý để thu hồi nợ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các tranh chấp khác về đất đai. Đối với các vụ việc tranh chấp phải giải quyết tại Tịa án thì những hợp đồng đã được cơng chứng đã tạo chứng cứ pháp lý tin cậy để Tòa án phán quyết thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Bình (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)