nghĩa vụ cho khoản vay là nhằm mục đích thu hồi nợ của ngân hàng thương
mại. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp bảo
đảm để thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và bảo đảm tiền vay nói riêng. Việc
cho vay có bảo đảm bằng tài sản có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa rủi ro, tạo ra tâm lý và nâng cao trách nhiệm trả nợ đối với người đi vay. Hợp đồng thế chấp bảo đảm khoản vay, nếu được công chứng sẽ tạo ra chứng cứ pháp lý cho cả hai bên khi phát sinh tranh chấp. Việc công chứng viên như một người thứ ba đứng ra làm chứng cho hợp đồng, giao dịch, công chứng sự tự nguyện thỏa thuận của hai bên thông qua các điều khoản của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất sẽ tạo tâm lý yên tâm cho cả hai bên khi giao kết hợp đồng. Đồng thời, khi công chứng, các công chứng viên sẽ có trách nhiệm giải thích quyền,
nghĩa vụ, ý nghĩa, hậu quả pháp lý của mỗi bên khi tham gia giao kết hợp đồng.
Mặt khác, các công chứng viên là những chuyên gia về mặt luật pháp,
được đào tạo về nghiệp vụ công chứng, trải qua thời gian tập sự hành nghề
công chứng, thời gian hành nghề công chứng nên rất có kinh nghiệm trong việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch, nhất là các hợp đồng, giao dịch lên
quan đến quyền sử dụng đất. Các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng không
phải lúc nào cũng thiết lập một hợp đồng với các điều khoản luôn tuân thủ các
quy định của pháp luật. Do vậy, khi đến công chứng tại các tổ chức hành nghề
công chứng, các công chứng viên sẽ giúp các bên giao kết hợp đồng thẩm
định, kiểm sốt các điều khoản đó nhằm đảm bảo các nội dung của hợp đồng
không trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
1.3.3. Nguyên tắc của hoạt động công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất
Một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động công chứng hợp
phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Như đã phân tích về ý nghĩa của cơng
chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ở trên, có thể khẳng định đây là một nguyên tắc cốt lõi và cực kỳ quan trọng của hoạt động công chứng. Nguyên tắc này đã tạo ra sự khác biệt về giá trị của hợp đồng công chứng so với hợp
đồng chứng thực và đảm bảo các nội dung trong văn bản có giá trị pháp lý như
một chứng cứ khi phát sinh tranh chấp của một hợp đồng được cơng chứng. Có thể nói rằng, chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng đang
ngày càng phát triển và mang lại nhiều kết quả trong quá trình thực hiện. Trong hoạt động công chứng, công chứng viên là người được Nhà nước giao quyền, thay mặt Nhà nước chứng nhận tính xác thực và tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc tổ chức, cá nhân tự nguyện yêu cầu công chứng. Thông qua hoạt
động công chứng của công chứng viên trên nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và
pháp luật đã góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người u cầu cơng chứng khi tham gia giao kết các hợp đồng, giao dịch tại tổ chức hành nghề công chứng. Do vậy, trong công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, việc tuân thủ hiến pháp, pháp luật là nguyên tắc không thể thiếu đối với hoạt động hành nghề công chứng trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật thì một nguyên tắc không kém phần quan trọng khi công chứng các hợp đồng, giao dịch nói chung và cơng chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng là phải trung thực, khách quan khi thực hiện công chứng. Đây cũng là một nguyên tắc bắt buộc của công chứng viên khi hành nghề công chứng được quy định tại Điều 4 Luật Công chứng năm 2014. Nguyên tắc trung thực, khách quan của hoạt động công chứng là thể hiện sự thực khách quan về đối tượng giao
dịch, về chủ thể, về năng lực hành vi pháp luật của những người tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch. Do vậy, nguyên tắc này cũng không thể thiếu trong hoạt động công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của công chứng
viên, phản ánh đúng tính xác thực của hợp đồng, giao dịch. Ngồi ra, nguyên tắc trung thực, khách quan này cịn địi hỏi phải đảm bảo tính xác thực, tính hợp pháp của các loại giấy tờ trong hồ sơ mà người u cầu cơng chứng cung cấp. Do đó, trong q trình cơng chứng, nếu có căn cứ cho rằng hồ sơ u cầu cơng chứng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép hoặc cần được làm rõ thì cơng chứng viên đề nghị làm rõ hoặc xác minh, yêu cầu giám định theo đề nghị của người yêu cầu cơng chứng; nếu khơng làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng [35, Điều 50]. Để hoạt động công chứng đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính khách quan, trung thực, thì cơng chứng viên phải tn theo các quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, đảm bảo việc chứng nhận của công chứng viên khách quan, trung thực, đúng pháp luật, không trái đạo đức xã hội, hướng tới mục đích đảm bảo tính hợp pháp, xác thực của hợp đồng, giao dịch có hiệu lực, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các bên tham gia giao kết và người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Ngoài ra, một nguyên tắc nữa đối với hoạt động cơng chứng hợp đồng, giao dịch nói chung và cơng chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng là bảo mật thơng tin và nội dung các hợp đồng được công chứng. Để đảm bảo nguyên tắc này, các công chứng viên của các tổ chức hành nghề cơng chứng phải có trách nhiệm giữ bí mật các thơng tin trong hồ sơ u cầu công chứng. Hồ sơ công chứng và tất cả thông tin biết được về nội dung công chứng trong q trình hành nghề cũng như khi khơng cịn là công chứng viên; trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu công chứng hoặc pháp luật có quy định khác. Không chỉ đối với bản thân mình, cơng chứng viên cịn phải có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên thuộc tổ chức hành nghề cơng chứng của mình khơng được tiết lộ bí mật thơng tin về việc cơng chứng mà họ biết theo nội quy, quy chế của tổ chức hành nghề công chứng, quy định của pháp luật; đồng thời, giải thích rõ trách nhiệm pháp lý của họ trong trường hợp tiết lộ những thơng tin đó [6, Điều 6].
Ngồi các ngun tắc trên, trong hoạt động cơng chứng cịn có một
ngun tắc nữa; đó là, cơng chứng viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình trong trường hợp việc công chứng dẫn đến thiệt hại cho người u cầu cơng chứng. Bởi vì, hoạt động cơng chứng và ngun tắc hành nghề của công chứng viên là tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nên công chứng viên chịu trách nhiệm về nội dung của văn bản cơng chứng. Do đó, khi quy định về mẫu lời chứng của công chứng viên bắt buộc phải có nội dung "Mục đích, nội dung của hợp đồng
không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội". Nếu các văn bản cơng chứng có nội dung trái pháp luật thì cơng chứng viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung trái đó và chịu trách nhiệm đối với văn bản công chứng. Để chịu trách nhiệm này, Luật Công chứng năm 2014 đã quy định tổ chức hành nghề cơng chứng có nghĩa vụ phải mua bảo hiệm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình và phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi của công chứng viên, nhân viên và người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong q trình cơng chứng. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên là một loại hình bảo hiểm bắt buộc và phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng. Và để quản lý việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày mua bảo hiểm hoặc kể từ ngày thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm, tổ chức hành nghề cơng chứng có trách nhiệm thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm cho Sở Tư pháp [35, Điều 37]. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà tổ chức hành nghề công chứng phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên thuộc tổ chức
mình. Phạm vi bảo hiểm bao gồm thiệt hại về vật chất của người tham gia ký
kết hợp đồng, giao dịch hoặc của cá nhân, tổ chức khác có liên quan trực tiếp đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng mà những thiệt hại gây ra do lỗi
của công chứng viên trong thời hạn bảo hiểm. Theo đó, tổ chức hành nghề cơng chứng phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho cơng chứng viên chậm nhất trong vịng 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên được đăng ký hành nghề với mức phí theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên (trường
hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền mua bảo hiểm), nhưng tối thiểu là 03 triệu đồng/năm đối với mỗi công chứng viên [19, Điều 22].
Các nguyên tắc hành nghề công chứng nêu trên có quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau và không thể thiếu trong hoạt động cơng chứng. Mục đích việc quy định các nguyên tắc này là nhằm bảo đảm giá trị pháp lý cho văn bản công chứng và xây dựng một đội ngũ công chứng viên khi hành nghề cơng chứng phải ln tn thủ pháp luật, có đạo đức tốt, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy với cơng việc, có đủ trình độ chun sâu và có đủ năng lực để thi hành tốt nhiệm vụ được giao.