dựng
Nhìn chung, hệ thống pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và cơng trình XD vẫn chưa thống nhất và chưa đồng bộ. Tài sản nhà ở, cơng trình XD và QSDĐ ln là một khối tài sản thống nhất trong quá trình sử dụng cũng như trong các giao dịch. Tuy nhiên, tính đến trước ngày 01 tháng 8 năm 2009, pháp luật lại có sự phân chia, tách biệt hoạt động đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng các tài sản này thành hai hệ thống với những quy định khác nhau. Tồn tại này đã tác động không nhỏ đến việc áp dụng pháp luật của các cơ quan chức năng tại địa phương. Cùng là một BĐS, nhà ở và cơng trình XD ln ln gắn liền với đất đai, nhưng cơ quan quản lý hoạt động đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng các tài sản này lại có sự khác nhau. Bộ TN&MT, Sở TN&MT cấp tỉnh, Phòng TN&MT cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng ký QSDĐ. Các Văn phòng đăng ký QSDĐ thuộc Sở TN&MT và Phòng TN&MT hoặc Phòng TN&MT (đối với các huyện chưa thành lập Văn phòng đăng ký QSDĐ) tiến hành đăng ký QSDĐ. Trong khi đó, Bộ XD thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng ký quyền sở hữu nhà ở, cơng trình XD. Cơ quan quản lý XD địa phương đảm nhận việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở, cơng trình XD.
Với việc pháp luật phân chia thành hai đầu mối cơ quan thực hiện quản lý và đăng ký quyền sở hữu đối với đất đai và nhà ở, cơng trình XD; đồng thời, mỗi loại BĐS này lại có trình tự, thủ tục và thẩm quyền đăng ký khác nhau cho thấy: Sự phân định hai loại cơ quan đăng ký về BĐS là nhà ở, đất ở thể hiện mặt ưu điểm là cơ quan đăng ký BĐS có sự độc lập trong hoạt động và không bị phụ thuộc vào các cơ quan khác. Ví dụ: Cơ quản lý về XD do nắm được hồ sơ pháp
lý và hiện trạng của BĐS, sẽ quản lý tốt quy hoạch XD, cũng như việc cải tạo, sửa chữa nhà ở, cơng trình XD...Tuy nhiên, sự phân chia cơ quan quản lý và thực hiện đăng ký quyền sở hữu BĐS là nhà ở, đất ở khác nhau cũng bộc lộ hạn chế trong quá trình thực thi, cụ thể là: Hồ sơ, giấy tờ pháp lý được lưu giữ tại 2 cơ
quan (cơ quan TN&MT và cơ quan XD) nên việc tiếp cận thông tin về BĐS của các chủ thể tham gia giao dịch nhà ở, đất ở gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Hơn nữa, do đăng ký quyền sở hữu về nhà ở, đất ở được thực hiện theo hai quy trình thủ tục khác nhau, nên việc xác định tính pháp lý của các giấy tờ nhà ở, đất ở trong giao dịch đối với những BĐS này mất nhiều thời gian, phức tạp. Bởi lẽ, cùng một hoạt động chuyển dịch hoặc phân chia tài sản là nhà ở, đất ở nhưng phải làm thủ tục ở hai cơ quan và chỉnh lý thông tin trên hai bộ hồ sơ đất ở và nhà ở. Nếu khơng có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan TN&MT và cơ quan XD thì hoạt động đăng ký quyền sở hữu về nhà ở, đất ở gặp nhiều khó khăn, phiền hà cho người dân. Bên cạnh đó, quy định về cơ quan thực hiện đăng ký quyền sở hữu nhà ở và cơng trình XD chưa cụ thể, pháp luật chỉ quy định chung cơ quan đăng ký là cơ quan quản lý nhà ở và cơng trình XD. Trên thực tế, hệ thống cơ quan quản lý nhà ở và cơng trình XD được tổ chức không thống nhất ở các địa phương: Ở cấp tỉnh, cơ quan này là Sở XD, nhưng ở cấp huyện, có nơi giao cho Phịng cơng thương, có nơi lại phân cơng cho Phịng quản lý đơ thị hoặc Phịng KT. Ví dụ tại TP Hồ Chí Minh, gần 2/3 số quận, huyện giao chức năng đăng ký quyền sở hữu nhà ở và cơng trình XD cho Phịng quản lý đơ thị thực hiện. Trong khi đó, gần 1/3 số quận, huyện còn lại giao chức năng này cho Phòng TN&MT đảm nhiệm; còn tại thành phố Đà Nẵng thì chức năng đăng ký quyền sở hữu nhà ở và cơng trình XD lại được giao cho cơ quan TN&MT thực hiện…Thực tế này đã dẫn đến sự không thống nhất trong tổ chức thực thi pháp luật, gây khó khăn trong cơng tác chỉ đạo điều hành và hướng dẫn thực hiện từ trung ương đến địa phương.
Tuy hiện nay pháp luật đã quy định thống nhất vào một đầu mối thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng BĐS cho ngành TN&MT, nhưng do Chính phủ chưa có văn bản hướng dẫn nên các địa phương vẫn tiếp tục thực hiện các quy định được ban hành trước ngày 01 tháng 8 năm 2009.