Sự phát triển của nền kinh tế cơ sở thực tiễn để thống nhất hoạt động đăng ký quyền sở hữu nhà ở và cơng trình xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng ở Việt Nam (Trang 73 - 75)

hoạt động đăng ký quyền sở hữu nhà ở và cơng trình xây dựng

KT và pháp luật là hai yếu tố quan trọng của mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Trong mối quan hệ này, KT luôn là yếu tố đi trước và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của pháp luật. Hiện nay, nước ta đã và đang XD nền KT thị trường nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa. Thể chế KT thị trường đang ngày càng phát triển đồng bộ với việc ra đời các thị trường mang tính chất “đầu vào” của quá trình SX-KD như: thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường khoa học-công nghệ và thị trường BĐS. Để nền KT thị trường phát triển năng động và bền vững, yêu cầu đặt ra là Nhà nước phải tôn trọng các quy luật khách quan của thị trường trong việc hoạch định chiến lược, chính sách phát triển; bảo đảm mơi trường KD cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh tạo điều kiện cho các quan hệ KT vận động, phát triển theo xu hướng cơng khai, minh bạch.

BĐS nói chung, nhà ở và cơng trình XD nói riêng khơng chỉ là tài sản có giá trị của riêng là một kênh huy động vốn hiệu quả cho các nhu cầu phát triển đất nước thơng qua hình thức thế chấp, góp vốn bằng BĐS...Thông qua việc huy động vốn, các BĐS này sẽ được sử dụng và khai thác có hiệu quả, phát huy được giá trị KT to lớn. Nguồn vốn huy động sẽ được luân chuyển, đầu tư vào các hoạt động SX-KD để tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Thị trường BĐS chịu sự tác động mạnh mẽ của pháp luật và có quan hệ mật thiết với thị trường tài chính (vốn, tiền tệ), thị trường lao động và thị trường vật liệu XD; bởi lẽ, BĐS là tài sản có giá trị

lớn, mặt khác kinh doanh BĐS đòi hỏi phải đầu tư một nguồn vốn lớn mà điều này chỉ được thực hiện nhờ vào thị trường tài chính. Do đó, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển sẽ góp phần thúc đẩy nền KT phát triển.

Trên thực tế, các tổ chức tín dụng cho vay vốn đều áp dụng hình thức thế chấp BĐS, coi đây là biện pháp hữu hiệu nhằm bảo toàn nguồn vốn cho vay. Để có thể tham gia giao dịch này, chủ sở hữu BĐS phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu tài sản hợp pháp, đồng thời ngân hàng cũng cần có các thơng tin chính xác về BĐS nhận thế chấp. Đối với hoạt động góp vốn bằng BĐS thì các bên tham gia góp vốn cũng phải xác định rõ quyền sở hữu của người có tài sản làm cơ sở để các bên định giá tài sản góp vốn. Khi đưa BĐS là nhà ở và cơng trình XD tham gia các giao dịch này thì vấn đề giấy tờ pháp lý và xác định rõ ràng chủ sở hữu hợp pháp là hết sức quan trọng. Điều này chỉ có thể được giải quyết thơng qua hoạt động đăng ký quyền sở hữu và thiết lập hệ thống thơng tin về BĐS nói chung và quyền sở hữu nhà ở, cơng trình XD nói riêng. Để tạo thuận lợi cho chủ sở hữu nhà ở, cơng trình XD trong việc đăng ký quyền sở hữu, Nhà nước cần quy định rõ ràng, cụ thể cơ quan có trách nhiệm đăng ký và cung cấp các thông tin liên quan đến BĐS.

Nền KT nước ta phát triển trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu, rộng vào q trình tồn cầu hóa về KT. Để tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ KT phát triển bền vững, hạn chế những tiêu cực và các tranh chấp phát sinh, thì pháp luật cần phải được bổ sung và kịp thời hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu của tiến trình phát triển. Trong đó, việc thống nhất hệ thống pháp luật với các quy định đồng bộ, tương thích và có tính khả thi cao là một trong những yêu cầu được đặt lên hàng đầu; bởi lẽ, nếu pháp luật có sự mâu thuẫn thì các chủ thể KD sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động SX-KD. Trong lĩnh vực BĐS, nếu hệ thống pháp luật về lĩnh vực này chồng chéo và không đồng bộ (đặc biệt là vấn đề đăng ký quyền sở hữu) không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động quản lý của Nhà nước mà còn gây nhiều rủi ro cho các chủ thể tham gia. Hậu quả là thị trường BĐS phát triển thiếu ổn định và không minh bạch. Các quy định về đăng

ký quyền sở hữu nhà ở và cơng trình XD khơng rõ ràng, bất tương thích sẽ gây trở ngại cho các chủ sở hữu khi thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản, Nhà nước không thể nắm được số lượng, các thơng tin về BĐS là nhà ở, cơng trình XD cũng như sự biến động trong quá trình sử dụng. Vì vậy, việc thống nhất pháp luật nói chung và pháp luật về đăng ký BĐS nói riêng là yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển KT - XH.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng ở Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)