Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản của Australia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng ở Việt Nam (Trang 42 - 44)

Pháp luật về BĐS của Australia có một số điểm giống với pháp luật về nhà ở của Việt Nam nên việc đăng ký BĐS cũng có một số nét tương đồng.

Pháp luật Australia điều chỉnh các quan hệ về BĐS bằng Luật đất đai Liên bang. Ở Australia, đất đai và các tài sản trên đất chủ yếu thuộc về một chủ sở hữu. Việc xác định chủ sở hữu tài sản là cơng trình XD được thực hiện theo nguyên tắc suy luận: “người có quyền sở hữu về đất đai thì cũng có quyền sở hữu các cơng trình trên đất”. Cơng tác quản lý BĐS của Liên bang được giao cho Bộ quản lý đất đai thực hiện. Việc quản lý BĐS ở các bang do cơ quan trực thuộc Bộ quản lý đất đai cấp bang đảm nhiệm.

Các nguyên tắc về đăng ký BĐS được áp dụng chung cho đất và các cơng trình trên đất. Pháp luật về đăng ký BĐS của Australia quy định người đăng ký quyền sở hữu được cấp một giấy chứng nhận chung cho cả nhà và đất.

Việc đăng ký quyền sở hữu tài sản được thực hiện tại Văn phòng đăng ký BĐS đặt tại các bang và chi nhánh cấp quận. Nhân viên đăng ký là các cơng chức hành chính được bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ đăng ký. Hoạt động đăng ký được ghi vào Sổ đăng ký quyền sở hữu bao gồm mô tả hiện trạng BĐS và tên chủ sở hữu. Đăng ký BĐS không phải là điều kiện để hợp đồng chuyển dịch BĐS có hiệu lực, nhưng lại nhằm mục đích để cơng nhận một người nào đó có quyền liên quan đến BĐS và để đối kháng với người thứ ba.

Thủ tục đăng ký quyền sở hữu BĐS được thực hiện trực tiếp thông qua đơn yêu cầu của người đăng ký. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký sẽ thẩm tra đơn và kiểm tra hiện trạng BĐS qua các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu BĐS của người yêu cầu đăng ký như bản đồ địa chính, bản vẽ của cơng ty có chức năng về các bộ phận của cơng trình cần đăng ký. Nhân viên đăng ký có quyền từ chối đăng ký nếu xét thấy có sự khơng hợp lý giữa đơn mơ tả hiện trạng và thực tế BĐS cần đăng ký hoặc hồ sơ không đủ giấy tờ chứng minh về việc phát sinh quyền như giấy phép XD, hợp đồng chuyển giao quyền...

Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, nhân viên đăng ký sẽ vào Sổ đăng ký quyền sở hữu BĐS và cấp cho người yêu cầu đăng ký Giấy chứng nhận quyền sở

hữu tài sản (bao gồm cả phần đất và cơng trình trên đất). Người nhận giấy phải ký nhận vào Sổ đăng ký để lưu trữ. Sổ đăng ký quyền sở hữu tài sản được lưu trữ tại cơ quan đăng ký, làm cơ sở để cơ quan nhà nước quản lý tên chủ sở hữu, các biến động về BĐS và cung cấp khi người thứ ba có yêu cầu hoặc khi cơ quan Toà án giải quyết tranh chấp.

Pháp luật Australia quy định việc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận sở hữu cho người yêu cầu đăng ký được thực hiện đối với đăng ký lần đầu. Khi có thay đổi về quyền như thế chấp, cầm cố, thay đổi tên chủ sở hữu thì người tiếp nhận tài sản sẽ thực hiện đăng ký bổ sung vào Giấy chứng nhận sở hữu và được ghi vào Sổ đăng ký. Cơ quan đăng ký sẽ xác nhận và đóng dấu thay đổi vào giấy chứng nhận trước khi trao lại cho người có quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng ở Việt Nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)