Hệ thống pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng ở Việt Nam (Trang 67 - 69)

trình xây dựng

Hệ thống pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và cơng trình XD bao gồm các văn bản có giá trị pháp lý khác nhau, từ Luật nhà ở năm 2005 đến các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư và Quyết định của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hệ thống pháp luật này có số lượng văn bản tương đối đầy đủ, phạm vi điều chỉnh, nội dung các quy định cũng khá cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên, nếu xét về tính tổng thể, tính hệ thống thì pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và cơng trình XD vẫn cịn tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau, chưa tập trung vào một văn bản có hiệu lực pháp lý cao.

Nhà ở và cơng trình XD có những tính chất và có nhiều đặc điểm giống nhau, nhưng quy định về đăng ký quyền sở hữu lại được điều chỉnh bởi hai hệ thống văn bản khác nhau (kể cả các văn bản do cùng một cơ quan ban hành). Đối với nhà ở thì thực hiện đăng ký quyền sở hữu theo quy định của Luật nhà ở, Nghị định số 90/2006/NĐ-CP và Thông tư số 05/2006/TT-BXD của Bộ XD. Khác với nhà ở, việc đăng ký quyền sở hữu cơng trình XD được thực hiện theo Nghị định số 95/2005/NĐ-CP và Thông tư số 13/2005/TT-BXD của Bộ XD.

Đối với các địa phương, hệ thống văn bản điều chỉnh về vấn đề này cũng không thống nhất, một số địa phương đã ban hành hai loại Quyết định khác nhau để thực hiện đăng ký quyền sở hữu cho hai loại tài sản là nhà ở và cơng trình XD. Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Bình Phước; trong

khi đó nhiều địa phương lại quy định trong cùng một văn bản như: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, An Giang...

Xem xét dưới góc độ hệ thống pháp luật đăng ký BĐS thì các quy định này rất phức tạp, có hàng trăm văn bản điều chỉnh từ cấp cao nhất là Quốc hội đến Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương. Đất đai, cơng trình XD (trong đó có nhà ở) cùng là một BĐS, luôn gắn liền với nhau, chịu sự điều tiết và kiểm sốt của Nhà nước, có chung mục đích đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng, nhưng hệ thống quy định về vấn đề này lại nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Do mỗi loại BĐS được nhìn nhận theo một góc độ khác nhau và đứng trên phương diện thẩm quyền, chức năng quản lý nhà nước của từng Bộ, ngành mà các quy định về đăng ký BĐS khó có thể có tính thống nhất cao. Việc quy định đăng ký QSDĐ tách biệt với đăng ký quyền sở hữu nhà và cơng trình XD kéo theo việc hình thành những cơ quan quản lý, cơ quan đăng ký và trình tự thủ tục đăng ký riêng biệt đối với từng loại BĐS. Hệ quả làm phát sinh những bất hợp lý và gây nhiều phiền hà trên thực tế.

Xét ở góc độ giao dịch trên thị trường BĐS, QSDĐ, cơng trình XD và nhà ở có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhưng quy định hiện hành đã tách biệt thành ba cơ chế quản lý, ba cơ chế đăng ký với ba hệ thống pháp luật điều chỉnh. Tồn tại này đã ảnh hưởng đến chủ trương cải cách hành chính hiện nay, một lĩnh vực nhưng có nhiều đầu mối thực hiện, với các thủ tục khác nhau, làm cho người dân phải tốn nhiều thời gian, kinh phí và đi lại nhiều lần khi có nhu cầu đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với các tài sản này.

Sự tản mạn trong hệ thống pháp luật về đăng ký BĐS nói chung, quyền sở hữu nhà ở và cơng trình XD nói riêng từ trung ương đến địa phương đã dẫn đến sự không đồng bộ trong triển khai thực hiện, gây khó khăn khơng chỉ cho cán bộ, cơng chức thừa hành cơng vụ mà cịn gây phiền hà đối với người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng ở Việt Nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)