Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng ở Việt Nam (Trang 44 - 46)

Trung Quốc là nước có chế độ sở hữu về đất đai giống Việt Nam, nên có nhiều nét tương đồng với Việt Nam trong các quy định về đăng ký BĐS. Đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân (bao gồm cả người nước ngoài) chỉ được QSDĐ đai theo quy hoạch của Nhà nước. Căn cứ để được SDĐ là quyết định giao đất hoặc thuê đất của cơ quan có thẩm quyền. Người SDĐ được quyền sở hữu các cơng trình do mình XD trên đất. Giữa QSDĐ và quyền sở hữu cơng trình có sự tách biệt nhau, người có QSDĐ có thể là chủ sở hữu cơng trình hoặc khơng phải là chủ sở hữu nếu đất đó là đất cho thuê.

Trung Quốc ban hành rất nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến BĐS như Luật XD, Luật quy hoạch đô thị, Luật quản lý đất đai, Điều lệ đăng ký đất đai, Luật đăng ký cho thuê nhà, Điều lệ quản nhà đất đô thị và đặc biệt là Luật quản lý nhà đất đô thị năm 1994. Theo Luật quản lý nhà đất đơ thị, người có QSDĐ được Nhà nước cấp GCNQSDĐ. Mọi trường hợp SDĐ đều được Nhà nước xác định thời hạn cụ thể và tối đa là không quá 70 năm. Hết thời hạn này, Nhà nước sẽ xem xét về việc có tiếp tục gia hạn SDĐ hay khơng. Đối với cơng trình trên đất thì có những điều khoản điều chỉnh riêng. Người sở hữu nhà, cơng

trình được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, cơng trình mà khơng liên quan đến GCNQSDĐ. Như vậy, ở Trung quốc tồn tại hai loại giấy chứng nhận cho một BĐS, đó là GCNQSDĐ và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, cơng trình trên đất. Trong các giấy chứng nhận này đều ghi các đặc điểm hiện trạng về BĐS và tên người sở hữu, sử dụng BĐS.

- Về thẩm quyền đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, SDĐ:

Theo pháp luật Trung Quốc, khi được giao đất hoặc chuyển nhượng QSDĐ đều phải được cơ quan quản lý đất đai từ cấp huyện trở lên thẩm tra và trình chính quyền nhân dân cùng cấp để cấp GCNQSDĐ. Khi XD nhà trên đất, chủ sở hữu phải xuất trình GCNQSDĐ để cơ quan quản lý nhà từ cấp huyện trở lên thẩm tra và trình chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, cơng trình XD.

Khi có sự chuyển nhượng hoặc thay đổi tài sản nhà, đất thì chủ sở hữu phải đăng ký thay đổi tại cơ quan quản lý nhà, đất từ cấp huyện trở lên. Sau khi thẩm tra, cơ quan này sẽ trình chính quyền nhân dân cùng cấp xác nhận thay đổi hoặc thay GCNQSDĐ, sở hữu nhà. Đối với những tỉnh, khu tự trị chỉ có một cơ quan quản lý nhà, đất thống nhất thì chỉ cấp phát một giấy chứng nhận thống nhất cho cả nhà và đất.

Việc đăng ký và cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà, QSDĐ chỉ được thực hiện khi có đầy đủ các giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, sử dụng BĐS;

Mục đích của việc cấp giấy chứng nhận về quyền sở hữu, sử dụng BĐS là để Nhà nước cơng nhận một người có quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp BĐS; đồng thời là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu thực hiện các quyền của mình. Tại Điều 38 và Điều 48 của Luật quản lý tài sản nhà, đất đô thị Trung Quốc quy định: “Khi chuyển nhượng tài sản nhà, đất thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu

nhà, khi thế chấp nhà, đất phải căn cứ vào GCNQSDĐ và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà”.

Trên thực tế ở Trung Quốc có một số địa phương thực hiện đăng ký BĐS tại một cơ quan thống nhất, nhưng cũng có địa phương thực hiện đăng ký BĐS tại hai cơ quan nhà và đất khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng ở Việt Nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)