quyền sở hữu cơng trình xây dựng cùng với quyền sử dụng đất
Trước đây, theo ba hệ thống pháp luật về đăng ký QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và cơng trình XD thì người đề nghị đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng BĐS phải lập ba bộ hồ sơ khác nhau cho ba loại tài sản này. Đối với người đề nghị cấp GCNQSDĐ thì phải nộp hai loại giấy tờ (gồm đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận theo mẫu do Bộ TN&MT quy định kèm theo giấy tờ hợp lệ về QSDĐ như quyết định giao đất, cho th đất…); đối với nhà ở thì phải có 3 loại giấy tờ gồm: đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận theo mẫu do Bộ XD ban hành; một trong các giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở như giấy phép XD, hợp đồng mua bán, tặng cho…( trường hợp nhà ở và đất ở cùng một chủ thì chủ sở hữu phải nộp thêm giấy tờ hợp lệ về QSDĐ, nếu chủ sở hữu nhà ở khơng phải là chủ SDĐ ở thì người đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải nộp thêm hợp đồng thuê đất hoặc giấy tờ cho mượn đất của người có QSDĐ và bản vẽ sơ đồ nhà ở do chủ nhà tự đo vẽ hoặc thuê đơn vị có tư cách pháp nhân đo vẽ); cịn đối với cơng trình XD thì chủ sở hữu cũng phải nộp ba loại giấy tờ là : đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận theo mẫu do Bộ XD ban hành; một trong những giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp cơng trình XD và bản vẽ sơ đồ cơng trình XD, tuy nhiên bản vẽ này phải do cơ quan có tư cách pháp nhân về hoạt động XD đo vẽ. Các loại hồ sơ nêu trên được lập cho từng BĐS và có thể khác thửa đất hoặc cùng một thửa đất, kể cả trường hợp một cơng trình XD có mục đích sử dụng hỗn hợp (vừa dùng để ở, vừa làm văn phòng cho thuê, nhà hàng, khách sạn như dạng cơng trình complex) và có cùng một hình thức thuê đất hoặc được giao đất. Quy định nêu trên đã gây ra nhiều bất hợp lý cho
người đề nghị cấp giấy chứng nhận, bởi vì cùng một BĐS và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho cùng một chủ nhưng phải nộp nhiều loại hồ sơ khác nhau;
Theo dự thảo Nghị định của Chính phủ hướng dẫn viê ̣c cấp GCNQSDĐ , quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất do Bộ TN&MT soạn thảo thì việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng BĐS chỉ phải sử dụng một bộ hồ sơ chung cho cả nhà và đất. Quy trình đăng ký quyền sở hữu BĐS cũng được áp dụng thống nhất, cơ quan TN&MT được giao làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ để trình UBND cùng cấp ký giấy chứng nhận. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, quy trình đăng ký như hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Do pháp luật chỉ đơn thuần quy định gộp việc cấp giấy chứng nhận vào một đầu mối mà khơng có quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc phối hợp xác định tính pháp lý cũng như thực trạng của BĐS, nên giữa các cơ quan này đã khơng có sự phối hợp chặt chẽ trong thực hiện. Nếu như trước đây, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và cơng trình XD do cơ quan chun mơn về XD làm đầu mối thì vấn đề đo vẽ sơ đồ nhà ở, cơng trình XD và xác định tính pháp lý của các tài sản này như: giấy phép XD, xác định khu vực quy hoạch, khu vực cấm XD, lập hồ sơ dự án...đều do cơ quan XD thực hiện; nên thời gian xử lý nhanh và không phải phối hợp với các cơ quan khác. Hiện nay, các thủ tục này được giao cho cơ quan TN&MT làm đầu mối nên sự phối hợp với cơ quan XD để xử lý hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tồn ta ̣i này, nhằm đẩy nhanh tiến đô ̣ và thời gian cấp giấy chứng nhâ ̣n , đồng thời đơn giản hoá thủ tục cấp giấy thì cần thiế t phải nghiên cứu XD quy định cụ thể nhằm xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan liên quan trong việc phối hợp xác định tính pháp lý , hiê ̣n tra ̣ng về BĐS , cũng như cung cấp các giấy tờ có liên quan làm cơ sở trình U BND cấp có thẩm quyền quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử du ̣ng, quyền sở hữu BĐS.