Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng ở Việt Nam (Trang 40 - 41)

Tìm hiểu pháp luật về đăng ký tài sản của Hàn Quốc cho thấy có nhiều điểm tương đồng với pháp luật đăng ký tài sản của Nhật Bản. Hàn Quốc cũng khơng có đạo luật riêng về BĐS, các quan hệ về BĐS được điều chỉnh chủ yếu bởi Luật đất đai. Người dân có quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Việc đăng ký quyền sở hữu được thực hiện chung cho cả đất và cơng trình trên đất. Pháp luật Hàn Quốc quy định đăng ký là để đối kháng với người thứ ba, chứ khơng nhằm mục đích xác lập quyền cho chủ sở hữu.

- Về thẩm quyền đăng ký BĐS: Do Toà án cấp huyện hoặc chi nhánh của

Tồ án cấp huyện hoặc Văn phịng đăng ký BĐS thực hiện. Các cơng chức hành chính, Thư ký trưởng hoặc Thư ký cao cấp làm việc trong cơ quan Toà án là người có thẩm quyền đăng ký.

Cơ quan đăng ký sử dụng hai loại Sổ: Sổ đăng ký đất và Sổ đăng ký cơng trình XD. Mỗi loại tài sản này được ghi vào một trang trong Sổ.

- Các trường hợp được yêu cầu đăng ký, bao gồm:

(i) Đăng ký theo quyết định của Toà án;

(ii) Đăng ký trong trường hợp BĐS có đồng sở hữu;

(iii) Đăng ký khi thay đổi tên chủ sở hữu do chuyển nhượng, bán đấu giá; (iv) Đăng ký khi bắt giữ BĐS để thu thuế.

- Về người đăng ký: Là người có quyền, người có nghĩa vụ đối với BĐS

hoặc người được uỷ quyền.

- Về hồ sơ xin đăng ký bao gồm: Đơn yêu cầu đăng ký, văn bản chứng

minh cơ sở của việc đăng ký, Chứng chỉ về việc đã đăng ký quyền của bên có nghĩa vụ đăng ký, giấy uỷ quyền (nếu là uỷ quyền đăng ký), giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (nếu là pháp nhân xin đăng ký), giấy tờ chứng minh nơi ở của

người yêu cầu đăng ký (nếu là đăng ký bảo lưu hay chuyển giao quyền), bản đồ địa chính, bản đồ cơng trình hoặc giấy tờ xác minh về BĐS.

Cán bộ đăng ký có quyền từ chối nhận đơn yêu cầu đăng ký trong các trường hợp sau: không đúng thẩm quyền đăng ký; không đúng đối tượng; vắng mặt người yêu cầu đăng ký; đơn không hợp lệ; mô tả tài sản không đúng hoặc thông tin về người yêu cầu đăng ký không phù hợp; không kèm theo các giấy tờ cần thiết hoặc chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế liên quan đến đối tượng đăng ký...

Như vậy, pháp luật đăng ký BĐS của Hàn Quốc không chỉ quy định việc thực hiện đăng ký quyền sở hữu BĐS mà còn đăng ký khi thay đổi các quyền, cũng như hiện trạng của BĐS. Điều này xuất phát từ quy định của Luật đất đai cho phép cá nhân có quyền sở hữu tư nhân về đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng ở Việt Nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)